Các chỉ số xét nghiệm máu ở trẻ em

Xét nghiệm máu trẻ em cho bác sĩ biết những gì đang diễn ra trong cơ thể trẻ. Cho dù đó là để kiểm tra vấn đề sức khỏe tổng quát hay để ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng, các chỉ số xét nghiệm máu ở trẻ em là công cụ chẩn đoán cần thiết.

1. Khi nào cần xét nghiệm máu cho trẻ em?

Bác sĩ nhi khoa có thể yêu cầu các xét nghiệm máu để tìm các dấu hiệu chỉ ra các vấn đề tiềm ẩn. Rất nhiều triệu chứng gây ra bởi các dấu hiệu không dễ phát hiện khi khám sức khỏe tổng quát. Các xét nghiệm máu quan trọng đối với trẻ em giúp bác sĩ xem xét kỹ hơn và phát hiện sớm các vấn đề. Dưới đây là những lý do phổ biến để bác sĩ yêu cầu trẻ cần thực hiện xét nghiệm máu:

  • Để tìm kiếm những bất thường về số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu & tiểu cầu.
  • Tìm kiếm các chất hóa học trong cơ thể gây dị ứng
  • Để kiểm tra nhóm máu
  • Đo lượng đường trong máu cho trẻ trong trường hợp gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc để theo dõi bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em.
  • Đo nồng độ các sản phẩm bài tiết như urê để đảm bảo thận của trẻ đang hoạt động bình thường.
  • Ước tính lượng chất điện giải và enzym để đảm bảo gan của trẻ hoạt động hiệu quả.
  • Ước tính cân bằng axit-bazơ của trẻ và đo độ bão hòa của oxy, carbon dioxide và nitơ trong máu.
  • Tầm soát các bệnh nhiễm trùng.
các chỉ số xét nghiệm máu ở trẻ em
Các chỉ số xét nghiệm máu ở trẻ em là công cụ chẩn đoán cần thiết

2. Các chỉ số xét nghiệm máu ở trẻ em

Dưới đây là một số xét nghiệm máu quan trọng nhất cho trẻ em được các bác sĩ nhi khoa khuyến nghị.

  • Công thức máu toàn bộ: Xét nghiệm này giúp theo dõi các thông số như số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và tỷ lệ tế bào máu trong huyết tương (hematocrit). Những xét nghiệm này khá thường xuyên và cũng là một số xét nghiệm máu quan trọng nhất đối với trẻ em. Công thức máu đầy đủ là điều cần thiết để xác nhận một số chẩn đoán, sàng lọc các bệnh tiềm ẩn và cũng phát hiện các bệnh di truyền.
  • Xét nghiệm nhóm máu: Tế bào máu của mọi người đều có các dấu hiệu cụ thể trên bề mặt của chúng được gọi là kháng nguyên. Những kháng nguyên này được phân loại thành bốn loại khác nhau theo hệ thống phân nhóm máu ABO. Các kháng nguyên khác nhau là A, B, AB và O. Dựa trên các kháng nguyên này, có bốn nhóm máu được tìm thấy ở tất cả con người. Một loại kháng nguyên quan trọng khác giúp phân loại nhóm máu là kháng nguyên Rh. Một đứa trẻ có Rh dương tính hoặc Rh âm tính tùy thuộc vào sự hiện diện của nó. Gần 80% dân số dương tính với Rh, trong khi phần còn lại không có kháng nguyên này. Xét nghiệm nhóm máu là một trong những xét nghiệm máu quan trọng nhất đối với trẻ em và giúp:
    • Lưu trữ hồ sơ bệnh án trong tương lai.
    • Tìm kiếm những người có quan hệ huyết thống.
    • Trong các trường hợp truyền máu.
    • Duy trì sự an toàn của cả mẹ và con trong trường hợp không phù hợp kháng nguyên Rh.
  • Kiểm tra lượng đường trong máu: Mức đường huyết là dấu hiệu quan trọng đối với bệnh tiểu đường và là một xét nghiệm máu quan trọng đối với trẻ em và người lớn. Hầu hết trẻ em mắc chứng bệnh này đều mắc bệnh tiểu đường loại 1. Tình trạng này là do hệ thống miễn dịch phá hủy các tế bào alpha sản xuất insulin trong tuyến tụy. Gần đây, một số trẻ em cũng được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tình trạng này thường thấy ở người lớn béo phì, không khỏe mạnh và người trung niên do một hiện tượng gọi là kháng insulin. Sự gia tăng bệnh tiểu đường loại 2 khởi phát sớm này được cho là do lối sống không lành mạnh, thói quen xấu và giảm hoạt động thể chất.
  • Xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân gây dị ứng: Mặc dù xét nghiệm lẩy da là hình thức xét nghiệm dị ứng được ưa chuộng nhưng xét nghiệm máu vẫn được áp dụng trong trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Xét nghiệm dị ứng với mẫu máu cũng là một trong những xét nghiệm máu quan trọng nhất trong trường hợp bác sĩ nhi khoa nghi ngờ các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Xét nghiệm máu để tìm dị ứng xoay quanh hai thành phần chính:
    • Phát hiện các hóa chất gây dị ứng trong máu, được gọi là kháng thể. Kháng thể được gọi là Immunoglobulin E hoặc IgE có liên quan đến các phản ứng dị ứng.
    • Phát hiện sự gia tăng các tế bào bạch cầu cụ thể gây dị ứng, như bạch cầu ái toan.
  • Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện: xét nghiệm máu bình thường này cung cấp cho bác sĩ nhi khoa một cái nhìn hoàn chỉnh về cách cơ thể của trẻ đang hoạt động ở các cấp độ nhỏ nhất. Bảng chuyển hóa là một số xét nghiệm máu quan trọng nhất đối với trẻ em, vì chúng là dấu hiệu trực tiếp của chức năng gan và thận. Các xét nghiệm cũng cung cấp thông tin chi tiết về sự cân bằng axit-bazơ của cơ thể và hệ thống đệm máu giúp duy trì lượng muối thiết yếu ở mức tối ưu. Dưới đây là các giá trị quan trọng cho thử nghiệm này:
    • Natri: 136 - 144 mEq/ L
    • Kali: 3.7 - 5.2 mEq/ L
    • Chloride: 96 - 106 mmol/ L
    • Calcium: 8.5 - 10.2 mg/ dL
    • Đường máu: <100 mg/dL (fasting)
    • Carbon Dioxide: 23 - 29 mmol/ L
    • Nito ure trong máu: 6 - 20 mg/dL
    • Creatinine: 0.8 - 1.2 mg/dL
    • Phosphatase kiềm (ALP): 44 - 147 IU/ L
    • Alanine Aminotransferase (ALT): 7 - 40 IU/ L
    • Aspartate Aminotransferase (AST): 10 - 34 IU/ L
    • Bilirubin: 0.3 - 1.9 mg/dL
    • Albumin: 3.5 - 5.4 g/ dL
    • Protein toàn phần: 6 - 8.3 g/ dL
  • Xét nghiệm Hemoglobin: Hemoglobin là một loại protein có trên bề mặt tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Protein chứa sắt và kim loại cần thiết cho quá trình sản xuất protein này trong cơ thể. Xét nghiệm nồng độ hemoglobin là một xét nghiệm máu quan trọng đối với trẻ em vì nó cho phép bác sĩ biết liệu con bạn có bị thiếu máu do thiếu sắt hay không. Trong trường hợp con bạn bị suy nhược mãn tính, móng tay nhợt nhạt hoặc da đổi màu nhợt nhạt, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm này. Xét nghiệm hemoglobin cùng với nồng độ hematocrit từ công thức máu hoàn chỉnh giúp bác sĩ nhi khoa đánh giá nồng độ sắt trong cơ thể con bạn.
  • Sàng lọc ngộ độc kim loại nặng: Các kim loại như chì và cadmium đã từng được sử dụng làm bột màu kết hợp trong sơn và các đồ vật khác như bút chì màu. Việc sử dụng các kim loại này trong bột màu đã bị cấm sau những năm 70, tuy nhiên, một số trẻ em vẫn có xu hướng mẫn cảm do môi trường sống của chúng. Trong trường hợp bạn sống trong khu vực dễ bị ô nhiễm bởi kim loại nặng hoặc sống trong một ngôi nhà đã được xây dựng và tôn tạo cách đây rất lâu, bác sĩ có thể đề nghị thử nghiệm này. Bất kể rủi ro, xét nghiệm này là một xét nghiệm máu cực kỳ quan trọng đối với trẻ em vì ngộ độc kim loại nặng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như còi cọc, dị tật tăng trưởng và thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
  • Cấy máu (BC) - xét nghiệm được thực hiện để phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn hoặc nấm trong máu. Xét nghiệm được sử dụng để xác định nhiễm trùng máu có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết (nhiễm độc máu). Kết quả cung cấp thông tin có giá trị để hướng dẫn liệu pháp kháng sinh và do đó ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
  • Xét nghiệm đông máu - chỉ số này đo thời gian để mẫu máu đông lại. Xét nghiệm này thường được thực hiện trước khi phẫu thuật hoặc để kiểm tra nồng độ thuốc chống đông máu như warfarin.
các chỉ số xét nghiệm máu ở trẻ em
Các chỉ số xét nghiệm máu ở trẻ em giúp bác sĩ xem xét kỹ hơn và phát hiện sớm các vấn đề

3. Cần lưu ý gì khi thực hiện xét nghiệm máu cho trẻ?

Bác sĩ - người yêu cầu thực các chỉ số xét nghiệm máu ở trẻ em sẽ cho bạn biết biết liệu có bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào bạn cần làm theo trước khi xét nghiệm hay không. Ví dụ: tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu, trẻ có thể được yêu cầu: tránh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì (nhịn ăn) ngoài nước, trong tối đa 12 giờ hoặc ngừng dùng một số loại thuốc. Điều quan trọng là phải làm theo các hướng dẫn của bác sĩ, vì nó có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm.

Chỉ một lượng máu nhỏ được lấy trong quá trình xét nghiệm máu bình thường nên trẻ sẽ không cảm thấy bất kỳ ảnh hưởng nào đáng kể đến sức khỏe. Tuy nhiên, một số trẻ có thể cảm thấy chóng mặt và ngất xỉu trong và sau khi xét nghiệm. Nếu điều này đã xảy ra với con bạn trong quá khứ, hãy nói với người thực hiện xét nghiệm để họ biết và có thể giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Sau khi lấy máu, trẻ có thể có một vết bầm nhỏ ở nơi chích kim. Vết bầm có thể gây đau, nhưng thường vô hại và mờ dần trong vài ngày tới.

Xét nghiệm máu là phương pháp y khoa giúp chẩn đoán rất nhiều loại bệnh và cần thực hiện định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề của cơ thể. Chủ động xét nghiệm máu tổng quát là phương pháp hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho trẻ nhỏ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

28.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: