Hướng dẫn kế hoạch chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp trên

Nhiễm trùng đường hô hấp trên ảnh hưởng đến phần trên của hệ hô hấp, bao gồm xoang và cổ họng. Các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm sổ mũi, đau họng và ho. Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên thường là ưu tiên nghỉ ngơi, truyền dịch và thuốc giảm đau không kê đơn.

1. Viêm đường hô hấp trên là gì?

Viêm đường hô hấp trên, là một bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến sổ mũi và nghẹt mũi. Viêm đường hô hấp trên có thể do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Trẻ có thể đã nhiễm vi-rút từ người khác hoặc nhiễm vi-rút do chạm vào thứ gì đó có vi-rút trên đó. Các triệu chứng thường bắt đầu từ 1 đến 3 ngày sau khi tiếp xúc với vi-rút và có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Hầu hết có thể điều trị tại nhà. Cùng tìm hiểu kế hoạch chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp trên tại nhà.

2. Cách chăm sóc tại nhà cho trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Trường hợp con bạn bị nhiễm trùng hô hấp trên do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị. Bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn, cha mẹ có thể kết hợp chăm sóc trẻ tại nhà như sau:

  • Đối với trẻ nghẹt mũi

Khi trẻ bị viêm đường hô hấp bé có thể bị tắc nghẽn mũi họng do chất nhầy từ đó gây khó thở. Hầu hết các bé đều không ăn ngon miệng khi khó thở. Sử dụng dụng cụ hút mũi và nhỏ nước muối để giúp làm sạch đường dẫn khí. Nhỏ 1 giọt nước ấm hoặc nước muối sinh lý vào mỗi lỗ mũi để làm sạch mũi và loại bỏ chất nhầy ở mũi trẻ được nhanh hơn.

Cha mẹ cũng có thể tăng độ ẩm không khí bằng máy phun sương mát hoặc máy tạo độ ẩm. Thay nước trong đó mỗi ngày và làm sạch giữa các lần sử dụng.

Để ngăn ngừa hoặc điều trị kích ứng da quanh mũi và trên môi, hãy thoa dầu bôi trơn (Vaseline) hoặc kem không mùi, chẳng hạn như Eucerin, Cetaphil hoặc Aquaphor.

  • Đối với viêm họng

Có thể cho trẻ uống trà thảo dược hoặc nước chanh ấm pha với 1 đến 2 thìa mật ong. Mật ong cũng có tác dụng trị ho. Tuy nhiên, không bao giờ dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

Với trẻ lớn hơn có thể ngậm thuốc ho hoặc kẹo cứng hoặc súc miệng bằng nước muối ấm (1⁄4 đến 1⁄2 muỗng cà phê muối ăn hòa tan trong 250ml nước ấm).

  • Đối với đau họng, đau nhức hoặc để giúp hạ sốt

Khi trẻ gặp tình trạng đau họng hoặc sốt, có thể tham khảo dùng các loại thuốc sau:

  • Ibuprofen (Motrin dành cho Trẻ em hoặc Trẻ sơ sinh, Advil) cho trẻ em trên 6 tháng tuổi
  • Acetaminophen (Tylenol dành cho Trẻ em hoặc Trẻ sơ sinh) cho trẻ em trên 2 tháng tuổi.
  • Aspirin hoặc các sản phẩm có chứa aspirin không nên được sử dụng ở trẻ nhỏ. Đọc hướng dẫn sử dụng, nhãn dán của bất kỳ loại thuốc nào trước khi cho trẻ uống để biết liều lượng phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Tránh các loại thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn.

3. Cách phòng tránh lây nhiễm viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Vi-rút gây ra viêm hô hấp trên lây lan từ người này sang người khác, vì vậy hãy cố gắng tránh để con bạn tiếp xúc với những người có triệu chứng cảm lạnh. Tránh những nơi đông người (chẳng hạn như trung tâm mua sắm hoặc siêu thị) có thể giúp giảm phơi nhiễm, đặc biệt là trong những tháng mùa thu và mùa đông khi nhiều người bị cảm lạnh.

Cảm cúm thường gặp vào mùa đông. Các thành viên trong gia đình nên tiêm phòng cúm, để giảm nguy cơ bé bị phơi nhiễm.

Rửa tay sạch là RẤT quan trọng! Giữ tay sạch sẽ cũng có thể làm chậm sự lây lan của vi-rút. Dạy con bạn tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bất cứ khi nào có thể.

Dạy con che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi.

Rửa ly uống nước, dao, nĩa hoặc thìa của trẻ bị bệnh bằng nước xà phòng nóng. Đừng để các thành viên khác trong gia đình sử dụng chung.

Những đứa trẻ khác không nên chơi hoặc ngủ cùng giường với đứa trẻ bị bệnh trong giai đoạn đầu của bệnh cảm lạnh.

Giữ con bạn tránh xa khói thuốc lá. Bởi Nicotin và các hóa chất khác trong thuốc lá có thể làm cho các triệu chứng của con bạn trở nên tồi tệ hơn. Chúng cũng có thể gây nhiễm trùng như viêm phế quản hoặc viêm phổi.

Viêm đường hô hấp trên là một trong những bệnh phổ biến nhất và trẻ có thể bị mắc bệnh vài lần trong năm. Vì thế cha mẹ hãy chú ý thật kỹ trong vấn đề chăm sóc con. Khi con bị ốm nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế sớm nhất để bé được thăm khám và điều trị kịp thời nhằm có được kết quả tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan