Vì sao trẻ lười bú?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Trong những năm tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trên thực tế thì rất nhiều trường hợp trẻ lười bú khiến cha mẹ rất lo lắng cho sức khỏe của bé. Để có biện pháp hiệu quả đối với tình trạng này, cần phải tìm hiểu nguyên nhân và có những phương pháp phù hợp cho trẻ.

1. Trẻ lười bú là do đâu?

Trẻ lười bú đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, một số nguyên nhân hay gặp nhất đó là:

  • Sức khỏe của trẻ đang gặp phải những tình trạng bất thường: Có thể là những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, hay những bệnh lý gây cảm giác đau ở trẻ như rách niêm mạng họng,.... Các nguyên nhân này làm cho trẻ khó chịu nên không thể thoải mái bú sữa mẹ như những trẻ bình thường khác. Các bệnh lý này có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào trong 6 tháng đầu, có thể là bé 2 tháng, 3 tháng hay bé 4 tháng lười bú, thậm chí có thể là 5, 6 tháng vẫn còn gặp phải tình trạng này.
  • Sữa mẹ có mùi vị thay đổi khác lạ so với những ngày trước đó: Chế độ dinh dưỡng của mẹ có sự thay đổi như thức ăn được nêm nếm với nhiều gia vị hơn, những thức ăn có mùi đặc trưng nhưng cay, nồng, chua... đều gây ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ và trẻ có thể cảm nhận được điều này, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ lười bú.
  • Đầu vú của mẹ bất thường: Có thể đầu vú bị thụt vào trong quá sâu hoặc đầu vú to quá so với kích thước miệng của bé, gây ra những cản trở khiến trẻ lười bú.
  • Tư thế cho con bú không đúng: Đây là một trong những nguyên nhân rất phổ biến khiến trẻ lười bú. Tư thế bú không đúng, hay tình trạng sữa mẹ ở 2 bên không đều sẽ dẫn đến trẻ lười bú.
  • Thiếu vi chất dinh dưỡng: Nếu trẻ gặp phải tình trạng thiếu những vi chất dinh dưỡng cần thiết như kẽm, calci, các loại vitamin nhóm B. Trong những trường hợp cụ thể như trẻ lười bú và chậm tăng cân, ngủ không sâu, ra nhiều mồ hôi, trẻ hay vặn mình thì có thể nghĩ nhiều đến tình trạng thiếu hụt calci ở trẻ, để chẩn đoán chính xác thì cha mẹ nên đưa trẻ đến những cơ sở y tế có chuyên môn để kiểm tra xem cơ thể trẻ đang bị thiếu loại vi chất nào, từ đó có phương pháp bổ sung nhanh chóng.
Trẻ lười bú
Trẻ lười bú do rất nhiều nguyên nhân khác nhau

2. Trẻ lười bú phải làm sao?

Trẻ lười bú mẹ phải làm sao là câu hỏi được đặt ra rất nhiều. Đầu tiên, mẹ cần tìm hiểu và xác định nguyên nhân trẻ lười bú, từ đó sẽ có biện pháp phù hợp nhất giúp trẻ cải thiện tình trạng này. Bên cạnh những phương pháp điều trị trẻ lười bú theo nguyên nhân cụ thể thì một số phương pháp sau đây cũng góp phần kích thích sự bú của trẻ, khiến trẻ giảm thiểu được tình trạng lười bú sữa:

  • Với trẻ đang bú sữa công thức: Để cải thiện tình trạng trẻ lười bú thì việc lựa chọn loại sữa công thức phù hợp là cực kỳ quan trọng, phải đảm bảo được những tiêu chí như chất lượng, hợp khẩu vị và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển theo độ tuổi của mình. Một phương pháp khác đối với tình trạng này đó là chọn bình sữa sao cho kích thước đầu bú cũng như chất lượng đầu bú của bình sữa phù hợp với trẻ. Một lưu ý không kém phần quan trọng đó là lượng sữa cho trẻ bú cũng như thời gian giữa những lần bú cần được điều chỉnh hợp lý theo lứa tuổi và tình trạng bú sữa của mỗi trẻ khác nhau.
  • Với trẻ đang bú sữa mẹ: Tư thế cho bú mẹ rất quan trọng nên nếu trẻ lười bú sữa mẹ thì mẹ có thể thay đổi tư thế để mang lại cảm giác thoải mái cho trẻ, từ đó kích thích trẻ bú nhiều hơn. Nên cho trẻ bú nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 2 tiếng, cần tránh để cho trẻ quá đói. Khi đầu vú mẹ có vấn đề thì mẹ có thể vắt sữa từ vú ra, sau đó dự trữ trong bình sữa và cho trẻ uống hoặc bú bình. Mỗi ngày, mẹ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thông qua một chế độ ăn khoa học, với sự đa dạng các thành phần protein, lipid, carbohydrate, vitamin, các loại khoáng chất. Hạn chế ăn những thực phẩm quá nhiều dầu mỡ hay có mùi vị quá nồng vì sẽ khiến sữa mẹ có mùi khác lạ làm trẻ lười bú. Mẹ cũng nên thường xuyên quan sát trẻ, những biểu hiện của trẻ để phát hiện kịp thời những tình trạng thiếu chất của trẻ.

Trẻ lười bú luôn là vấn đề khiến cha mẹ rất lo lắng và quan ngại đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cần nắm rõ những lý do khiến trẻ lười bú thì mới có thể đưa ra được những phương pháp giúp trẻ khắc phục được tình trạng này.

Trẻ lười bú
Trẻ lười bú mẹ phải làm sao là câu hỏi được đặt ra rất nhiều

Trường hợp nghi ngờ trẻ lười bú do thiếu vi chất, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên môn để kiểm tra xem cơ thể trẻ đang thiếu loại vi chất nào, từ đó có phương pháp bổ sung nhanh chóng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

28.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan