Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP

Khi nói về vi khuẩn, nhiều người không biết vi khuẩn HP là gì, theo thống kê, tỷ lệ vi khuẩn HP nhiễm ở Việt Nam chiếm khoảng hơn 70% dân số, đây là một dạng v xoắn khuẩn gram âm có hình que cong, dài khoảng 3μm với đường kính khoảng 0,5μm, có 4-6 roi ở cùng 1 vị trí. Con vi khuẩn HP thuộc hệ sinh thái dạ dày, là tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày hay chỉ đơn giản là vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày.

Vi khuẩn HP bao tử có khả năng tồn tại trong môi trường axit đậm đặc và sống chủ yếu trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. HP là bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền qua đường miệng, phân qua gia đình, cộng đồng.

Các nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn HP thường ẩn trong lớp nhầy tập trung chủ yếu ở hang vị, thân vị và những vùng có dị sản dạ dày ở tá tràng như dạ dày, khoang miệng (gồm cao răng, nước bọt), thực quản, tá tràng, đại tràng,....

Người bị nhiễm khuẩn HP bao tử có triệu chứng mờ nhạt, không rõ ràng, tuy nhiên có thể căn cứ vào một số biểu hiện để nhận biết như:

  • Đau bụng vùng thượng vị;
  • Đầy bụng, chướng khí, khó tiêu;
  • Rối loạn chất thải phân.

Thực tế cho thấy, 90% bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP bao tử sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng. Do đó, dựa vào các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng thì phần lớn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đã nhiễm vi khuẩn HP, bao gồm:

  • Đau vùng thượng vị âm ỉ hoặc dữ dội, đau sau khi ăn;
  • Buồn nôn ói, hôi miệng;
  • Đầy hơi, ợ nóng thường xuyên, ,
  • Không thèm ăn; sụt cân không chủ ý.

Ngoài ra, vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày một cách gián tiếp và bệnh thường xuất hiện kèm với triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng.

Để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP, mọi người cần phải:

  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và nước từ rau xanh, trái cây;
  • Sử dụng các nguồn nước sạch, không có dấu hiệu nhiễm bẩn;
  • Ăn chín, uống sôi; sơ chế các loại thực phẩm kỹ càng trước khi chế biến hoặc dung nạp vào cơ thể;
  • Luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút/ngày như bơi lội, đi bộ, chạy bộ, yoga, đạp xe,....;
  • Vệ sinh sạch sẽ, phơi nắng các dụng cụ sau khi ăn. Người bệnh nhiễm khuẩn HP nên có bộ chén đũa riêng biệt với người trong gia đình;
  • Vệ sinh tay bằng xà phòng, nước ấm trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
  • Chọn các cơ sở y tế để thăm khám khi mắc bệnh để đảm bảo việc họ đã vệ sinh khử trùng các thiết bị khám chữa một cách an toàn.

Dù tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP bao tử tiến triển thành ung thư không quá cao nhưng đây cũng là tình trạng đe dọa lớn đến sức khỏe người bệnh. Mỗi người nên có cách chủ động phòng tránh và điều trị con vi khuẩn hp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

105.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Lantazolin
    Công dụng thuốc Lantazolin

    Thuốc Lantazolin có thành phần hoạt chất chính là Lansoprazole với hàm lượng 30mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc được bào chế dưới dạng viên nang, phù hợp sử dụng theo ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Lanizol
    Công dụng thuốc Lanizol

    Thuốc Lanizol được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng và thực quản, trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng zollinger-ellison. Vậy thuốc Lanizol có tác dụng gì?

    Đọc thêm
  • Ozanilin
    Công dụng thuốc Ozanilin

    Ozanilin là thuốc điều trị bệnh lý dạ dày. Để biết thêm thông tin chi tiết về thuốc Ozanilin chữa bệnh gì? Cách dùng như thế nào? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • omemarksans
    Công dụng thuốc Omemarksans

    Thuốc Omemarksans là thuốc kê đơn, được sử dụng cho các bệnh lý về đường tiêu hoá như chứng trào ngược dạ dày – thực quản, loét đường tiêu hoá. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng Omemarksans, người bệnh ...

    Đọc thêm
  • Bluesana
    Công dụng thuốc Bluesana

    Thuốc Bluesana có thành phần hoạt chất chính là Rabeprazol sodium với hàm lượng 20mg và các tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc điều trị bệnh lý về đường tiêu hóa cụ thể như trào ...

    Đọc thêm