Xử trí viêm màng ngoài tim và tràn dịch màng tim gây ép tim cấp

Viêm màng ngoài tim là bệnh lý xảy ra ở màng ngoài tim và cần được xử trí cấp cứu vì nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến tử vong nhanh do tràn dịch màng tim gây ép tim cấp.

1. Viêm màng ngoài tim là gì?

Viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm nhiễm của màng ngoài tim. Các thể lâm sàng viêm màng ngoài tim gồm:

2. Nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có thể là nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim

  • Nhiễm trùng: Do virus (Coxsackie A and B, HIV, adenovirus, Influenza,...), vi khuẩn (tuberculosis, Staphylococcus, pneumococcus,...), nấm (Candida), ký sinh trùng (amip, candida,...);
  • Bệnh tự miễn: Lupus ban đỏ hệ thống, lupus do thuốc, hội chứng sau tổn thương tim (sau nhồi máu cơ tim, sau mổ tim), viêm khớp dạng thấp;
  • U bướu: U trung thất, di căn, khối u gần tim xâm lấn trực tiếp;
  • Chiếu xạ lồng ngực dài ngày;
  • Rối loạn chuyển hóa: Tăng ure gây viêm màng ngoài tim, lắng đọng cholesterol ở màng ngoài tim;
  • Bệnh tim thiếu máu cục bộ;
  • Suy thận, suy tim nặng;
  • Hậu quả của việc điều trị thuốc chống đông;
  • Chấn thương tim: Chấn thương lồng ngực gây tràn máu màng ngoài tim, vỡ ống ngực gây tràn dịch dưỡng chấp màng ngoài tim.

3. Chẩn đoán viêm màng ngoài tim

Chụp X-quang
Chụp X-Quang ngực để tìm nguyên nhân gây ra viêm màng ngoài tim

Xác định chẩn đoán viêm màng ngoài tim khi bệnh nhân có ít nhất 2/4 tiêu chuẩn sau:

Nếu nghi ngờ hoặc chắc chắn bệnh nhân bị viêm màng ngoài tim, nên tìm nguyên nhân gây ra tình trạng này qua các kỹ thuật chẩn đoán như chụp X-quang ngực, siêu âm tim, xét nghiệm men tim, điện tâm đồ,...

4. Cách xử trí viêm màng ngoài tim

Với viêm màng ngoài tim vô căn: Có khoảng 70 - 90% trường hợp sẽ tự lành. Việc điều trị bao gồm:

  • Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Dùng ibuprofen 600 - 800mg uống 3 lần/ngày, ngưng dùng khi kết đau và thường dùng trong 2 tuần;
  • Nhập viện nếu bệnh nhân có dấu hiệu không đáp ứng điều trị. Các dấu hiệu bao gồm tràn dịch nhiều, nghi ngờ có nguyên nhân gây viêm màng tim;
  • Trường hợp đáp ứng chậm hoặc đáp ứng không hoàn toàn với thuốc kháng viêm không steroid thì dùng thêm thuốc giảm đau narcotic, colchicine hay prednisone với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ;

Viêm màng ngoài tim cấp sau nhồi máu cơ tim: Xảy ra trong 24 - 96 giờ sau nhồi máu cơ tim, tỷ lệ gặp là 10 - 15%. Việc điều trị bao gồm:

  • ASA liều cao: Liều lượng 650mg x 4 lần/ngày;
  • Tránh sử dụng ibuprofen;
  • Sử dụng Colchicine và ASA nếu triệu chứng tái phát;
  • Sử dụng Prednisone với liều lượng 1mg/kg/ngày nếu triệu chứng nặng hoặc kháng điều trị ban đầu, không dùng quá 4 tuần;
  • Ngưng dùng Heparin;

Hội chứng Dressler: Xuất hiện 1- 8 tuần sau nhồi máu cơ tim.

5. Chẩn đoán, điều trị tràn dịch màng tim gây ép tim cấp

chup-ct-so-nao-nhung-dieu-can-biet
chụp MRI có thể chẩn đoán tràn dịch màng tim gây ép tim cấp

5.1 Sinh lý bệnh

Sự tích tụ dịch dưới áp lực cao làm chèn ép các buồng tim, đồng thời giảm đổ đầy tâm trương của cả 2 buồng thất. Điều này dẫn đến:

  • Giảm thể tích nhát bóp, làm giảm cung lượng tim, gây giảm huyết áp, sốc, nhịp nhanh phản xạ;
  • Tăng áp lực tĩnh mạch hệ thống dẫn tới tĩnh mạch cổ nổi, gây hiện tượng gan to, chướng bụng và phù ngoại biên.

5.2 Chẩn đoán tràn dịch màng tim gây ép tim cấp

  • Triệu chứng: Khó thở, đau ngực, mệt mỏi, da xanh tái, toát mồ hôi, đánh trống ngực, hồi hộp, đầy bụng, choáng váng, ho, khó thở, khàn tiếng,...;
  • Khám lâm sàng: Mạch nghịch, có dấu hiệu choáng, tụt huyết áp, tĩnh mạch cổ nổi, tiếng tim mờ;
  • X-quang ngực: Bóng tim to;
  • Điện tâm đồ: Điện thế thấp, điện thế xen kẽ, nhịp nhanh;
  • Siêu âm tim: Tĩnh mạch chủ dưới giãn, không đè xẹp hoàn toàn, vận tốc qua van 2 lá và 3 lá thay đổi theo hô hấp, có dấu đè sụp thất phải đầu tâm trương và nhĩ phải tâm thu;
  • Các phương pháp chẩn đoán khác: Chụp CT, chụp MRI, thông động mạch phổi, xét nghiệm (công thức bạch cầu, men tim, chức năng tuyến giáp, điện giải đồ,...).

Lưu ý: Cần chẩn đoán phân biệt tràn dịch màng tim gây ép tim cấp với suy tim phải cấp, cơ tim phì đại, thiếu máu/nhồi máu cơ tim, phù phổi, tắc động mạch phổi.

Chọc dịch màng ngoài tim cấp cứu chèn ép tim cấp
Hình ảnh mô tả quá trình chọc dịch màng ngoài tim

5.3 Xử trí tràn dịch màng tim gây ép tim cấp

Nếu áp lực ở màng ngoài tim không được hạ thấp bằng cách lấy máu hoặc dịch ra thì bệnh nhân sẽ tử vong. Các biện pháp xử trí bao gồm:

  • Điều trị nội khoa: Gồm truyền dịch duy trì áp lực đổ đầy, tránh thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, tránh làm chậm nhịp tim. Phương pháp này cho hiệu quả khá hạn chế;
  • Chọc dịch màng ngoài tim dưới hướng dẫn của máy siêu âm. Đây là phương pháp khá an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng như: Chọc vào cơ tim, chọc vào động mạch vành, loạn nhịp tim, tràn khí - tràn máu màng phổi, viêm phúc mạc xuất huyết, chấn thương gan hoặc đường tiêu hóa, nhiễm trùng, ngưng tim, phù phổi,...;
  • Dẫn lưu màng ngoài tim bằng cách sử dụng ống thông;
  • Phẫu thuật dẫn lưu dịch màng tim trong trường hợp tràn dịch tái phát hoặc khu trú, không an toàn khi thực hiện chọc hút dịch.

Cần xử trí viêm màng ngoài tim tràn dịch màng tim gây ép tim cấp càng nhanh càng tốt để tránh dẫn đến tiên lượng xấu, thậm chí tử vong. Muốn vậy, khi có dấu hiệu cảnh báo các tình trạng này, bệnh nhân cần báo ngay cho bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan