Thế nào là vi khuẩn kỵ khí?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Võ Thị Thùy Trang, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Vi khuẩn là một nhóm vi sinh vật đơn bào có kích thước rất nhỏ, một số thuộc loại ký sinh trùng. Có rất nhiều cách để phân loại vi khuẩn trong đó nếu dựa vào nhu cầu oxy vi khuẩn sẽ được chia làm 2 loại là vi khuẩn yếm khí (vi khuẩn kỵ khí) và vi khuẩn hiếu khí.

1. Vi khuẩn kỵ khí là gì?

Vi khuẩn kỵ khí là vi khuẩn không cần sự cung cấp oxy cho sự tăng trưởng và có thể phản ứng tiêu cực hoặc thậm chí tử vong nếu có sự hiện diện của oxy. Vi khuẩn kỵ khí có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể người nhưng tập trung chủ yếu với số lượng lớn ở khoang miệng và ống tiêu hóa, nhất là đại tràng đóng vai trò quan trọng trong hệ quần thể vi khuẩn bình thường trên người

2. Vi khuẩn kỵ khí gây bệnh như thế nào?

Vi khuẩn kỵ khí phát triển trong điều kiện hoàn toàn không có oxy nên cơ thể người cần phải bị tác động như thế nào đó để làm giảm áp lực oxy tổ chức từ đó vi khuẩn kỵ khí mới có thể xâm nhập và phát triển. Các tình trạng làm giảm áp lực oxy có thể kể đến như:

Chính vì vậy nên vi khuẩn kỵ khí thường gây ra tình trạng nhiễm trùng ở những bệnh nhân hậu phẫu đa chấn thương, đái đường, sỏi thận hoặc ung thư, dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài

Ung thư hạch Hodgkin
Vi khuẩn kỵ khí là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư

3. Phân loại vi khuẩn kỵ khí

Vi khuẩn kỵ khí được phân làm 4 nhóm lớn với những đặc điểm về vị trí cư trú và gây bệnh khác nhau

  • Trực khuẩn kỵ khí gram âm: thường gặp nhất là 4 loại vi khuẩn Bacteroides, Prevotella, Fusobacterium và Mobiluncus
  • Trực khuẩn kỵ khí gram dương: thường gặp 4 loại là Actinomyces, Lactobacillus, Propionibacterium và Clostridium
  • Cầu khuẩn kỵ khí gram dương: gồm các loài thuộc giống Peptostreptococcus có kích thước và hình dáng đa dạng thường phát hiện trong các bệnh nhiễm trùng hỗn hợp
  • Cầu khuẩn kỵ khí gram âm: thường chỉ có các loài thuộc giống Veillonella được tìm thấy trong các nhiễm trùng hỗn hợp, khi phối hợp với các vi khuẩn khác thì thường thấy ở áp-xe vùng bụng, vùng tiểu khung và răng hàm mặt

4. Các biểu hiện lâm sàng gợi ý cho một nhiễm trùng vi khuẩn kỵ khí

Các dấu hiệu gợi ý cho nhiễm vi khuẩn kỵ khí gồm:

  • Có mùi thối đặc biệt
  • Khu trú trong niêm mạc, dưới niêm mạc
  • Có dấu hoại tử đặc biệt có hơi
  • Có giả mạc
  • Nhiễm trùng trên cơ sở thuận lợi do ung thư có hoại tử tổ chức
  • Nhiễm trùng sau khi dùng kháng sinh nhóm aminosid
  • Viêm tắc tĩnh mạch do vi khuẩn
  • Nhiễm trùng sau khi bị súc vật cắn
  • Vi khuẩn huyết có vàng da
Cảnh giác viêm tắc tĩnh mạch sau đẻ
Viêm tắc tĩnh mạch là dấu hiệu của vi khuẩn kỵ khí gây ra

5. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm trùng kỵ khí và nguyên tắc điều trị

Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm trùng kỵ khí gồm có:

  • Mủ rất thối
  • Có hơi trong tổ chức mô
  • Nuôi cấy vi khuẩn ái khí âm tính

Khi đã xác định được nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí thì cần điều trị theo nguyên tắc sau:

  • Hầu hết các trường hợp là phẫu thuật, dẫn lưu kết hợp kháng sinh
  • Phần lớn vi khuẩn kỵ khí có thể điều trị bằng clindamycin và metronidazol
  • Những kháng sinh có thể thay thế là cefoxitin, cefotetan, mezlocillin, piperacillin tuy không hiệu quả bằng nhưng có thể chỉ định cho nhiễm trùng kỵ khí phần dưới vòm hoành kết hợp với metronidazol
  • Nhiễm trùng do Bacteroides và Prevotella thì kháng sinh được lựa chọn vẫn là Penicillin G.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

61.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan