Cây sầu đâu có công dụng gì?

Các loại sầu đâu đều có tác dụng trị bệnh nhưng độc tính cũng cao. Nếu sử dụng không đúng hoặc quá liều có thể gây tác dụng phụ, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, mọi người không tùy tiện dùng làm thuốc hoặc rau ăn hằng ngày, đặc biệt, không nên ăn một lượng quá nhiều gây nguy hiểm tính mạng.

1. Cây sầu đâu là cây gì?

Cây sầu đâu ở nước ta có nhiều loại khác nhau, trong đó chủ yếu là sầu đâu bản địa, sầu đâu rừng, sầu đâu Ấn Độ. Một số đặc điểm để phân biệt 3 loại sầu đâu này như sau:

  • Cây sầu đâu bản địa: Cây to, thân gỗ, cao từ 8 - 15m, lá kép lông chim, hoa mọc ở lá sầu đâu thành cụm, có màu trắng hoặc màu tím nhạt.
  • Cây sầu đâu rừng: Cây nhỏ, thân yếu không thành gỗ, cao từ 1.6 - 2.5m, lá sầu đâu xẻ lông chim không đều, 4 - 6 đôi lá chét, hoa nhỏ khác gốc, mọc thành chùm.
  • Cây sầu đâu Ấn Độ: Cây to, thân gỗ, có thể cao đến 20m, các nhánh xèo tạo thành tán rộng, lá sầu đâu mọc xen kẽ với các lá chét chứa từ 8 đến 19 lá, cây cho sản lượng gỗ chất lượng cao và kẹo cao su thương mại.
cây sầu đâu
Các loại cây sầu đâu đều có tác dụng trị bệnh nhưng độc tính cũng cao

2. Công dụng của cây sầu đâu bản địa

Cây sầu đâu bản địa toàn thân đều có vị đắng, tính lạnh, chỉ có vỏ rễ và vỏ thân được dùng làm thuốc. Hoạt chất chính trong vỏ rễ và vỏ thân là toosendanin, có tác dụng diệt giun đũa, giun kim, chống nấm, chống độc tố botulin tạo ra do vi khuẩn. Các bộ phận khác trên cây đều chứa độc, trong đó lá sầu đâu được dùng để làm thuốc diệt côn trùng, sâu bọ.

Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng lá sầu đâu bỏ vào chum đựng các loại hạt ngũ cốc, gạo để tránh nấm, sâu mọt, dùng nước sắc lá sầu đâu (4kg lá trong 10 lít nước) để phun lên lá cây bị sâu bọ ăn hại. Trái sầu đâu khi ăn vào có thể gây ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, xuất huyết nội tạng, tim đập nhanh, suy thận, vv.

3. Công dụng của cây sầu đâu rừng

Cây sầu đâu rừng thường mọc hoang ở các vùng miền Bắc và miền Trung, chỉ với nguồn mọc dại mỗi năm có cũng thu mua được 3 - 5 tấn quả. Trái sầu đâu rừng hái về, phơi hoặc sấy khô, loại bỏ tạp chất, không chế biến thêm, có thể bảo quản hàng chục năm mà không bị hỏng hay giảm tác dụng. Mùa thu hái sầu đâu rừng là vào tháng 8 đến tháng 12.

Theo đông y, cây sầu đâu rừng có vị đắng, tính hàn, xếp vào kinh đại tràng, tác dụng háo nước, sát trùng, chữa sốt rét, bệnh lỵ, nhưng không được sử dụng cho người tỳ vị hư nhược, nôn mửa. Sầu đâu rừng được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau:

  • Viên uống: Mỗi ngày 10 - 14 quả, thậm chí 20 quả tán nhỏ, làm thành viên với hàm lượng 0.1g/viên với toàn quả hoặc 0.2g/viên với nhân đã khử dầu. Uống liên tục trong 3 - 7 ngày, thông thường sẽ khỏi bệnh sau 1 - 2 ngày, nhưng để khỏi hẳn cần uống 5 - 7 ngày.
  • Dầu: Bỏ vỏ, ép lấy dầu vì dầu có tính chất kích thích, gây nôn và tiêu lỏng. Ngoài chữa lỵ, sầu đâu rừng còn có tác dụng chữa tiêu chảy, viêm ruột thừa, sốt rét.
  • Dạng thụt: Lấy 20 - 30 hạt sầu đâu giã nhỏ, ngâm vào 200ml dung dịch natri bicarbonat 1%, sau 1 - 2 giờ lọc lấy nước thụt. Vì sầu đâu rừng có độc nên thụt tháo có thể giảm bớt nguy cơ gặp tác dụng phụ hơn so với dạng uống như đau bụng, nôn, kém ăn, mệt mỏi.

Liều dùng chữa sốt rét: Viên uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1g quả, uống liên tục 4 - 5 ngày.

cây sầu đâu
Cây sầu đâu rừng có tác dụng chữa sốt rét

4. Công dụng của cây sầu đâu Ấn Độ

Thân, vỏ rễ, quả non của cây sầu đâu Ấn Độ được sử dụng để làm nước tonic và chất se khít lỗ chân lông. Vỏ cây còn được sử dụng làm thuốc giảm đau, chữa bệnh sốt rét và các bệnh ngoài da. Lá cây được sử dụng trong điều trị giun, loét, các bệnh tim mạch, bệnh phong, thuốc trừ sâu và côn trùng.

Các loại sầu đâu đều có tác dụng trị bệnh nhưng độc tính cũng cao. Vì thế, người bệnh cần hết sức thận trọng khi sử dụng các bài thuốc có dược liệu này. Để tránh tác dụng phụ, tốt nhất khi sử dụng, bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ, lương y có chuyên môn.

Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông được thành lập dựa trên những tinh hoa và sự kế thừa của hai nền Y Học Cổ Truyền và hiện đại trong khám và điều trị, với mục đích đem đến những lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Y Học Cổ Truyền giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong thăm khám và điều trị sẽ mang đến cho khách hàng các phương pháp trị liệu hiệu quả, an toàn và hợp lý nhất.

Đây là cầu nối giữa Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại. Với các biện pháp dùng thuốc có nguồn gốc tự nhiên, cổ truyền, cùng với các trị liệu không dùng thuốc như dưỡng sinh, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. Trung tâm cũng là địa chỉ thích hợp cho những khách hàng nâng cao sức khỏe, dự phòng và điều trị các bệnh lý mạn tính thời đại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

132.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan