Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Văn Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Chào bác sĩ ạ. Mẹ em năm nay 61 tuổi, có đi khám được bác sĩ chẩn đoán là thoái hóa khớp gối 2 bên, tiêu xương, rách sụn cơ. Bác sĩ kê đơn thuốc uống nhưng không đỡ và mẹ em có lấy thuốc nam, bắc nhiều nơi cũng không khỏi ạ. Hiện tại giờ vẫn rất đau, có thời gian mẹ không ngủ được. Bệnh của mẹ em bắt đầu khởi phát cách đây hơn 1 năm rồi ạ. Bác sĩ cho em hỏi, bây giờ phương pháp điều trị của mẹ em là như thế nào ạ, với mẹ em nên dùng thuốc gì được ạ? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn.
Nguyễn Thị Hiên (1994)
Trả lời
Để xác định tình trạng thoái hóa khớp gối của mẹ bạn, bạn nên đưa mẹ đến bác sĩ chấn thương chỉnh hình. Dựa trên kết quả, bác sĩ sẽ đề xuất cách điều trị thoái hóa khớp gối, có thể là tiếp tục dùng thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật thay khớp gối.
Nhằm giúp bạn có thêm thông tin và hiểu hơn về vấn đề mắc thoái hóa khớp gối nên điều trị theo phương pháp nào, dưới đây sẽ giải đáp thông tin chi tiết về bệnh thoái hóa khớp gối và cách điều trị phổ biến.
1. Dấu hiệu thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối, một căn bệnh mãn tính thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng tổn thương dần của sụn khớp. Do tiến triển âm thầm và không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, bệnh nhân thường chủ quan, dẫn đến việc phát hiện muộn khi bệnh đã tiến triển nặng.
Các dấu hiệu thoái hóa khớp gối đặc trưng bao gồm:
- Đau khớp: Đau âm ỉ ban đầu, mức độ đau tăng dần theo thời gian và cường độ vận động. Cơn đau có thể lan tỏa hoặc khu trú tại một vị trí, cơn đau trầm trọng hơn vào cuối ngày hoặc khi thời tiết thay đổi.
- Cứng khớp: Cảm giác cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi trong thời gian dài, cứng khớp có thể giảm dần khi vận động.
- Hạn chế vận động: Người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày như đi lại, đứng lên, ngồi xuống. Có thể xuất hiện tình trạng co cơ ở đầu gối.
- Tiếng lục cục khi di chuyển: Khi vận động khớp gối, bệnh nhân có thể nghe thấy tiếng lục cục, rắc rắc do sự ma sát giữa các bề mặt xương.
- Biến dạng khớp: Ở giai đoạn cuối, khớp gối có thể bị biến dạng, lệch trục, kèm theo sưng và nóng đỏ.
- Teo cơ: Các nhóm cơ xung quanh khớp gối bị teo do giảm vận động và mất chức năng hỗ trợ.
2. Người mắc thoái hóa khớp gối nên điều trị theo phương pháp nào?
Người mắc thoái hóa khớp gối nên điều trị theo phương pháp nào? Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối, các biện pháp không dùng thuốc như vật lý trị liệu, tập luyện, điều chỉnh chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Mục tiêu điều trị thoái hóa khớp gối là giảm đau, cải thiện chức năng khớp và ngăn chặn bệnh tiến triển.
- Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân gây áp lực lên khớp gối, làm tăng nguy cơ viêm và thoái hóa khớp. Giảm cân giúp giảm đau, cải thiện thoái hóa khớp gối và giảm nguy cơ bệnh lý mạn tính như tiểu đường, tim mạch.
- Chế độ ăn dinh dưỡng: Đây là cách điều trị thoái hóa khớp dễ thực hiện, các thực phẩm chứa vitamin C, omega-3 và beta-carotene giúp giảm viêm và phòng ngừa thoái hóa.
- Tập thể dục thường xuyên: Để điều trị thoái hóa khớp gối và cải thiện sức khỏe, mọi người cần có một chế độ rèn luyện cơ thể lành mạnh. Các bài tập nhẹ như đi bộ, bơi lội và yoga giúp giảm đau, cải thiện chức năng khớp gối. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của chuyên gia để đảm bảo hiệu quả và duy trì động lực tập luyện.
- Liệu pháp thay thế:
Massage giúp giảm co thắt cơ và tăng cường tuần hoàn máu.
Chườm nóng hoặc lạnh giảm sưng và cải thiện cứng khớp.
Để bảo vệ giấc ngủ, người bệnh nên hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ và kê cao chân.
- Bảo vệ đầu gối bằng nẹp: Nẹp gối giúp giảm áp lực lên khớp, cải thiện khả năng di chuyển và là cách điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả. Các loại nẹp hỗ trợ phục hồi hoặc giảm áp lực được bác sĩ chỉ định tùy theo từng trường hợp.
- Sử dụng thuốc giảm đau cũng là một biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối thường thấy:
- Thuốc giảm đau không kê đơn như NSAIDs và paracetamol giúp giảm đau
- Thuốc kê đơn như NSAIDs chọn lọc COX-2 ít ảnh hưởng đến thận và dạ dày.
- Thuốc dạng bôi ngoài da cũng hỗ trợ giảm đau nhưng không thể chữa khỏi thoái hóa khớp.
- Tiêm nội khớp:
- Tiêm steroid giúp giảm đau, sưng tạm thời, nhưng có thể làm mòn sụn khớp.
- Tiêm PRP tăng cường khả năng liền vết thương, giảm đau và cải thiện vận động cho người bệnh.
- Tiêm tế bào gốc và axit hyaluronic giúp phục hồi mô và bôi trơn khớp.
- Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối:
- Phẫu thuật nội soi giảm tổn thương mô và biến chứng, giúp phục hồi chức năng khớp nhanh chóng.
- Phẫu thuật thay khớp gối bằng cách thay thế khớp gối bị hỏng bằng khớp nhân tạo có độ bền cao.
Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh phức tạp có tác động không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Người bị thoái hóa khớp gối cũng nên lưu ý bên cạnh chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp. Vậy bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Võ Sỹ Quyền Năng , chuyên khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình , Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Gia đình bạn có thể đưa mẹ đến các bệnh viện uy tín như bệnh viện trong Hệ thống Y tế Vinmec, nơi các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ tiến hành khám và đưa ra phương án điều trị tối ưu cho mẹ bạn.
Vinmec hy vọng sớm có cơ hội gặp mẹ bạn để kiểm tra sức khỏe và đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ lo lắng của mình với Vinmec.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.