Nguyên nhân đau chân ban đêm và các mẹo chữa trị phổ biến

Mục lục

Nguyên nhân đau chân ban đêm có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, thường là do vận động quá sức, đi giày dép không phù hợp, thừa cân, hoặc căng thẳng. Ngoài ra, một số bệnh lý tiềm ẩn cũng có thể gây ra các cơn đau chân vào ban đêm, đòi hỏi cần được khám và điều trị kịp thời để cải thiện tình trạng.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Tình trạng đau chân ban đêm thường gặp

Giấc ngủ ngon là điều cần thiết để cơ thể phục hồi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, nhiều người lại bị mất ngủ vì những cơn đau chân ban đêm. Không chỉ vậy, họ còn có thể gặp các triệu chứng khác như nóng rát, ngứa ngáy, đau nhức, tê chân, hoặc chuột rút trong lúc ngủ

Giấc ngủ ngon có thể bị phá hỏng bởi những cơn đau chân dai dẳng vào ban đêm.
Giấc ngủ ngon có thể bị phá hỏng bởi những cơn đau chân dai dẳng vào ban đêm.

2. Ảnh hưởng của lối sống khiến chân dễ bị đau vào ban đêm

Thói quen sinh hoạt và lối sống hàng ngày là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau mãn tính ở một hoặc cả hai bàn chân. Đi giày không vừa, ưu tiên kiểu dáng hơn sự thoải mái, có thể làm chân đau, phồng rộp, chai sần, hoặc gây biến dạng ngón chân cái. Thừa cân cũng là một yếu tố làm tăng áp lực lên bàn chân, dẫn đến căng cơ, viêm khớp mãn tính hoặc các chấn thương khác. 

Sử dụng giày không có kích cỡ phù hợp rất dễ dẫn tới đau chân.
Sử dụng giày không có kích cỡ phù hợp rất dễ dẫn tới đau chân.

Ngoài ra, làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng và tổn thương và tổn thương mô, dẫn đến đau cơ chân và các vấn đề như đau ống quyển, đau gót chân, viêm gân Achilles, hoặc thậm chí gãy xương do căng thẳng.  

Bên cạnh đó, chủ quan trong việc chăm sóc chân, chẳng hạn như không cắt móng chân đúng cách, thiếu chú ý khi tắm ở nơi công cộng, hoặc không kiểm tra chân thường xuyên, cũng góp phần làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe ở chân.

3. Những nguyên nhân đau chân ban đêm bắt nguồn từ tình trạng bệnh lý

3.1. Bệnh mạch máu ngoại biên

Có tên gọi khác là bệnh động mạch ngoại biên (PAD), làm hẹp hoặc chặn các mạch máu ở chân, từ đó giảm lưu lượng máu đến chân và bàn chân. Những trường hợp bị bệnh tim bẩm sinh, tiểu đường, Cholesterol cao, huyết áp cao, thừa cân hoặc có thói quen hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh khó đi lại để làm việc và sinh hoạt hàng ngày.

3.2. Bệnh thần kinh ngoại biên

Đây là tình trạng tổn thương dây thần kinh, gây ra các triệu chứng như đau nhức, tê ngứa ở bàn chân, đặc biệt thường trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Các yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm bệnh tiểu đường, nghiện rượu, từng trải qua hóa trị, xạ trị, hoặc chế độ dinh dưỡng kém.

3.3. Mang thai

Trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi, dẫn đến các vấn đề như đau nhức bàn chân, sưng phù, lưu thông máu kém và thường bị chuột rút vào ban đêm. 

Những thay đổi trong quá trình mang thai có thể là nguyên nhân đau chân ban đêm.
Những thay đổi trong quá trình mang thai có thể là nguyên nhân đau chân ban đêm.

3.4. Viêm cân gan chân

Đây tình trạng viêm dải mô chạy dọc theo lòng bàn chân, thường trở nên nghiêm trọng hơn khi đứng hoặc ngồi lâu. Bệnh này có thể gây đau ở gót chân và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển.

3.5. Nhiễm trùng hoặc viêm khớp

Viêm tủy xương, một loại nhiễm trùng xương do vi khuẩn hoặc nấm, có thể gây sưng đau ở chân và dẫn đến nguy cơ phải phẫu thuật cắt bỏ nếu không được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, viêm khớp cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau chân ban đêm, do trọng lực tạo áp lực lên các khớp khi nằm xuống, kích thích tình trạng viêm và gây khó chịu.

3.6. Đau xương bàn chân

Xương bàn chân, phần xương dài nằm trong bàn chân, dễ bị đau khi tham gia các hoạt động cường độ cao như thể dục dụng cụ, chạy nước rút hoặc đấm bốc, đặc biệt khi phần trước bàn chân phải chịu nhiều áp lực. Khi ngủ, trọng lực và áp lực lên các xương này có thể làm cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

3.7. Viêm xơ cơ

Đây là một dạng rối loạn thần kinh mãn tính khá phổ biến, khiến các vùng cơ thể, đặc biệt là bàn chân, trở nên nhạy cảm và đau đớn. Tình trạng này thường liên quan đến sự suy giảm nồng độ hormone Cortisol trong khi ngủ, làm gia tăng cơn đau.

3.8. Đau tăng trưởng

Đau chân ban đêm ở trẻ em và thanh thiếu niên thường là một phần của quá trình phát triển tự nhiên, thường xuất hiện sau những hoạt động thể chất quá mức vào ban ngày.  

Ngoài ra, có  đau chân ban đêm cũng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn như đứng lâu hoặc mắc một số bệnh lý tiềm ẩn. Để xử lý hiệu quả, người bệnh nên khám bác sĩ sớm để xác định nguyên nhân và tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp

4. Những biện pháp điều trị tình trạng đau chân ban đêm

Sau khi đã xác định được nguyên nhân đau chân ban đêm, bác sĩ điều trị có thể đưa ra những biện pháp khác nhau để làm dịu cơn đau phù hợp với mỗi người.

  • Áp dụng biện pháp RICE (Nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và kê cao chân).
  • Dùng các loại thuốc theo toa, thuốc chống viêm và kem bôi ngoài da.
  • Thực hiện những bài tập kéo giãn cơ nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe.
  • Đeo nẹp hoặc vớ nén chuyên dụng để tạo áp lực nhẹ lên chân và mắt cá chân.
  • Phẫu thuật trong trường hợp nghiêm trọng. 
Tùy vào nguyên nhân đau chân mà mỗi người sẽ được tư vấn khác nhau.
Tùy vào nguyên nhân đau chân mà mỗi người sẽ được tư vấn khác nhau.

5. Phòng ngừa đau chân ban đêm

Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn mọi nguyên nhân gây đau chân ban đêm, nhưng mọi người có thể áp dụng một số biện pháp để giảm nguy cơ và hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn. Những cách đơn giản bao gồm: chọn giày dép phù hợp với kích cỡ chân, thường xuyên thực hiện các bài tập duỗi chân nhẹ nhàng, duy trì cân nặng ổn định nhờ chế độ dinh dưỡng khoa học và uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.

Như vậy, qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu rõ hơn về các nguyên nhân đau chân ban đêm. Đau nhức chân vào ban đêm có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả yếu tố sinh lý và bệnh lý, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Để giảm thiểu tình trạng này, hãy duy trì một lối sống lành mạnh kết hợp với chế độ ăn uống cân đối, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ