Nguyên nhân gây đau ngón chân cái và các câu hỏi thường gặp

Mục lục

Nguyên nhân gây đau ngón chân cái là một chủ đề được nhiều người quan tâm vì đây là triệu chứng phổ biến có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra. Từ chấn thương, viêm khớp, đến các vấn đề như bệnh gout, mỗi nguyên nhân đều có những biểu hiện và cách điều trị riêng.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Nguyên nhân gây đau ngón chân cái

1.1 Viêm khớp

Viêm khớp là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau và viêm khớp ngón chân cái. Tình trạng này ảnh hưởng đến gần 1/40 người trên 50 tuổi và phổ biến hơn ở phụ nữ. 

Viêm khớp là nguyên nhân gây đau ngón chân cái phổ biến nhất, thường xuất hiện ở phụ nữ trung niên trên 50 tuổi.
Viêm khớp là nguyên nhân gây đau ngón chân cái phổ biến nhất, thường xuất hiện ở phụ nữ trung niên trên 50 tuổi.

1.2 Móng chân mọc ngược

Móng chân mọc ngược có thể xảy ra khi cắt móng chân quá ngắn hoặc cong chân khi cắt. Đây thường là nguyên nhân phổ biến gây đau hoặc cảm giác không thoải mái ở ngón chân cái. Mang giày chật cũng có thể làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí làm móng chân mọc ngược.

1.3 Bệnh Gout

Bệnh Gout là tình trạng mà axit uric tích tụ trong khớp của người bệnh. Bệnh Gout là một trong những nguyên nhân gây đau ngón chân cái. Thông thường, cơ thể loại bỏ axit uric qua nước tiểu, nhưng đôi khi axit uric có thể tích tụ trong khớp, gây ra cơn đau và sưng.

1.4 Chấn thương ngón chân cái

Chấn thương ngón chân cái là một vấn đề xảy ra phổ biến trong quá trình vận động thể thao.

Loại chấn thương này xảy ra khi ngón chân cái bị uốn lên nhiều lần hoặc bị kẹt. Ngoài ra, nhảy hoặc chạy liên tục có thể làm cho ngón chân cái bị uốn cong một cách không tự nhiên. Tình trạng này thường phổ biến hơn ở các vận động viên thi đấu trên sân cỏ nhân tạo.

1.5 Viêm xương vừng

Xương vừng (Sesamoids) là những xương liên kết với gân hoặc bắp. Ví dụ, xương bánh chè là xương vừng lớn nhất. Viêm xương vừng xảy ra khi các gân xung quanh xương vừng dưới ngón chân cái bị viêm hoặc bị kích thích. Tình trạng này thường xảy ra ở các vận động viên chạy bộ và vũ công ba lê.

1.6 Gãy xương

Gãy xương là nguyên nhân gây đau ngón chân cái phổ biến. Nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Ngón chân va đập vào vật cứng.
  • Rơi vật nặng lên ngón chân.
  • Liên tục thực hiện một động tác gây áp lực lên ngón chân.

1.7 Viêm khớp biến dạng khớp bàn ngón chân cái (Bunion)

Bunion là một dạng biến dạng khớp ở ngón chân cái. Khớp bị lồi ra ngoài và tạo thành một khối sưng có thể nhìn thấy ở phía bên của bàn chân. Đặc điểm bất thường này khiến ngón chân xoay ngược hướng và có thể chồng lên ngón chân kế bên.

Nhiều loại giày tạo áp lực lên khớp lồi ra và sau một thời gian, áp lực này có thể làm cho túi chứa chất lỏng trong khớp (dịch khớp) sưng lên và bị viêm.

2. Những nguyên nhân khác  

Các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây đau ở ngón chân cái bao gồm:

Triệu chứng và phương pháp điều trị bổ sung có thể khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân chính xác gây đau ngón chân cái.

3. Những câu hỏi thường gặp

3.1 Khi nào bệnh nhân nên lo lắng về tình trạng đau ngón chân cái?

Nếu cơn đau làm cho người bệnh khó tham gia vào các hoạt động hàng ngày hoặc nếu cơn đau trở nên nặng hơn, tái phát hay tình trạng không thuyên giảm trong vòng 2 tuần, người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ. Người mắc bệnh tiểu đường cần liên lạc với bác sĩ nếu gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chân hoặc bàn chân.

3.2 Làm thế nào để giảm cơn đau ngón chân cái?

Nếu tình trạng đau ngón chân cái chỉ là một chấn thương nhẹ, người đó có thể kê cao chân và đặt một túi đá lên ngón chân trong khoảng 20 phút mỗi lần, lặp lại hành động này trong 2-3 giờ. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Motrin, Advil) để giảm đau. 

Bệnh nhân cũng có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Motrin, Advil) để giảm đau ngón chân cái.
Bệnh nhân cũng có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Motrin, Advil) để giảm đau ngón chân cái.

Mang giày thoải mái hoặc giày mềm cũng có thể hỗ trợ giảm đau ngón chân cái. Tuy nhiên, nếu ngón chân bị gãy hoặc có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào khác ảnh hưởng đến ngón chân, bệnh nhân cần phải được điều trị y tế chuyên môn.

3.3 Nguyên nhân gây đau ngón chân cái không do chấn thương

Có một số tình trạng không phải do chấn thương có thể gây đau ở ngón chân cái bao gồm viêm khớp, bệnh Gout hoặc móng chân mọc ngược.

3.4 Phải làm gì nếu ngón chân cái của bệnh nhân bị đau?

Nếu ngón chân cái gây đau nhiều, bệnh nhân tốt nhất nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Bác sĩ sẽ có thể xác định nguyên nhân gây đau ngón chân cái và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm cả điều trị các vấn đề cơ bản và giảm đau trực tiếp. 

Bệnh nhân tốt nhất nên liên hệ với bác sĩ nếu ngón chân cái gây đau nhiều.
Bệnh nhân tốt nhất nên liên hệ với bác sĩ nếu ngón chân cái gây đau nhiều.

Để giảm đau ở ngón chân cái, bác sĩ có thể gợi ý bệnh nhân:

  • Nghỉ ngơi và kê cao chân.
  • Chườm túi đá hoặc túi nước lạnh lên ngón chân trong khoảng 20 phút mỗi lần, mỗi lần cách nhau 2-3 giờ.
  • Mang giày rộng có gót thấp và đế mềm.
  • Sử dụng dây đeo ngón chân để hỗ trợ ngón chân.

Tình trạng đau ở ngón chân cái thường là kết quả của chấn thương nhẹ hoặc do tình trạng bệnh lý. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân này có thể được chữa trị triệt để và dễ dàng. Người bệnh nên nghỉ ngơi và tuân thủ mọi lời khuyên điều trị từ bác sĩ.

Các chấn thương hoặc tình trạng y tế nghiêm trọng hơn có thể yêu cầu can thiệp phẫu thuật hoặc các biện pháp y tế khác. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể hoàn toàn phục hồi nếu họ được điều trị kịp thời hoặc nghỉ ngơi sau những hoạt động gây chấn thương từ đầu. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ