Tổng quan về viêm ruột thừa (P2)

Mục lục

Phẫu thuật viêm ruột thừa là một thủ thuật ngoại khoa phổ biến nhằm cắt bỏ ruột thừa bị viêm. Quy trình này thường được thực hiện bằng phương pháp nội soi, giúp giảm thiểu xâm lấn và rút ngắn thời gian hồi phục. Trong một số trường hợp, phẫu thuật mở có thể được chỉ định nếu tình trạng viêm quá nặng hoặc có biến chứng.  

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Quy trình phẫu thuật điều trị viêm ruột thừa

Cách điều trị viêm ruột thừa phổ biến là phẫu thuật cắt ruột thừa. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiêm kháng sinh nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng. Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân, khiến bản thân hoàn toàn không cảm nhận gì trong lúc mổ. Người thực hiện phải nhịn ăn uống trước khi mổ 8 tiếng, tuy nhiên, họ sẽ được truyền dịch qua tĩnh mạch để bù nước.

Phẫu thuật cắt ruột thừa được thực hiện bằng hai phương pháp chính: nội soimổ mở.

Có hai loại phẫu thuật cắt ruột thừa: phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mổ mở.
Có hai loại phẫu thuật cắt ruột thừa: phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mổ mở.

1.1 Phẫu thuật nội soi

Phương pháp này là cách chữa viêm ruột thừa phổ biến nhất do ưu điểm phục hồi nhanh chóng. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ đưa khí vào khoang bụng qua một ống nhỏ để quan sát ruột thừa rõ ràng hơn. Sau đó, ruột thừa sẽ được loại bỏ thông qua một đường rạch dài khoảng 10cm hoặc bằng một thiết bị giống kính viễn vọng mảnh để nhìn vào bên trong ổ bụng.

Trong trường hợp viêm phúc mạc, bác sĩ sẽ làm sạch khoang bụng và hút hết dịch mủ. Đường mổ sẽ được khâu lại bằng chỉ tự tiêu hoặc chỉ không tự tiêu. Nếu sử dụng chỉ không tự tiêu, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ sau 7-10 ngày để cắt chỉ. Thông thường, bệnh nhân có thể xuất viện trong vòng 24 giờ nếu không có biến chứng.

1.2 Phẫu thuật mổ mở

Khi ruột thừa bị vỡ hoặc người thực hiện có tiền sử phẫu thuật mở bụng, bác sĩ sẽ rạch một vết mổ lớn hơn tại vùng bụng dưới bên phải để xử lý ruột thừa bị viêm. Trong quá trình này, ruột thừa sẽ được buộc lại bằng chỉ khâu rồi cắt bỏ.  

Nếu xảy ra tình trạng vỡ ruột thừa, bác sĩ sẽ súc rửa khoang bụng bằng nước muối. Sau khi hoàn tất, vết mổ được khâu kín và có thể gắn thêm ống dẫn lưu để loại bỏ dịch dư thừa. Với trường hợp viêm phúc mạc, một đường mổ dọc giữa bụng có thể là cần thiết. Bệnh nhân cần ở lại bệnh viện khoảng 1 tuần để theo dõi và hồi phục.

Sau ca phẫu thuật, bác sĩ có thể tiêm thuốc giảm đau qua đường tĩnh mạch để giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Vài giờ sau, người bệnh có thể uống nước và dần chuyển sang tiêu thụ các loại thực phẩm rắn. Trong khoảng 12 giờ, người bệnh nên thử đứng lên và đi lại nhẹ nhàng.  

Đau hoặc bầm quanh vết mổ là hiện tượng bình thường. Nếu thực hiện phẫu thuật nội soi, bệnh nhân có thể cảm nhận đau nhói ở vai hoặc khó chịu do khí bơm vào ổ bụng. Các loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể là giải pháp hữu ích trong trường hợp này. Điều quan trọng là phải giữ vết mổ sạch và khô trong thời gian hồi phục.

2. Hỗ trợ phục hồi sau khi điều trị

Để hỗ trợ phục hồi sau phẫu thuật, hãy áp dụng những cách sau trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa:

  • Hạn chế vận động trong 3-5 ngày đối với phẫu thuật nội soi và 10-14 ngày nếu là phẫu thuật mở.
  • Nếu cảm thấy muốn ho, hãy đặt một chiếc gối lên bụng và ấn nhẹ.
  • Dần dần tăng cường vận động khi cảm thấy khỏe hơn, bắt đầu bằng các buổi đi bộ ngắn nhưng cũng đừng quên nghỉ ngơi khi cơ thể cảm thấy mệt.
  • Mọi người có thể trở lại các hoạt động thường ngày sau khoảng 2-3 tuần. Tuy nhiên, nếu trải qua mổ mở, mọi người nên tránh các hoạt động nặng ít nhất 4-6 tuần.

Sau khi phẫu thuật, nếu mọi người xuất hiện các biểu hiện sau, hãy thông báo với bác sĩ:

Nếu cảm thấy đau bụng sau phẫu thuật viêm ruột thừa, hãy đi gặp bác sĩ.
Nếu cảm thấy đau bụng sau phẫu thuật viêm ruột thừa, hãy đi gặp bác sĩ.

3. Biến chứng viêm ruột thừa

Những biến chứng viêm ruột thừa bao gồm:

  • Vỡ ruột thừa: Một trong những biến chứng sau mổ nội soi viêm ruột thừa là vỡ ruột thừa. Nếu không được điều trị, ruột thừa vỡ sẽ làm cho vi khuẩn và mảnh vụn từ ruột thừa xâm nhập vào ổ bụng (nơi chứa gan, dạ dày và ruột). Tình trạng này có thể gây viêm phúc mạc - một tình trạng nhiễm trùng màng bụng nghiêm trọng. Nếu không điều trị kịp thời bằng kháng sinh mạnh và phẫu thuật loại bỏ mủ, viêm phúc mạc có thể gây tử vong.
  • Áp-xe: Khi ruột thừa vỡ, có thể xảy ra tình trạng hình thành ổ áp-xe chứa mủ. Trong khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành dẫn lưu ổ áp-xe và cắt bỏ ruột thừa.
  • Tắc ruột: Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị tắc ruột, khiến ruột không thể co bóp và làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn. Đây là tình trạng tạm thời nhưng có thể gây đầy hơi, táo bón và khó tiêu.
  • Rò: Là tình trạng hiếm khi xảy ra, có thể xuất hiện sau khi cắt ruột thừa. Đây là sự hình thành một đường dẫn bất thường giữa hai phần cơ thể. Cần phải phẫu thuật để khắc phục tình trạng này.
  • Những biến chứng sau mổ viêm ruột thừa khác có thể xảy ra bao gồm tắc ruột non, nhiễm trùng tại vết mổ hoặc nguy cơ sảy thai nếu người bệnh đang mang thai.

4. Phòng ngừa viêm ruột thừa

Không thể phòng tránh viêm ruột thừa, song những người ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau và trái cây tươi, có thể ít gặp phải tình trạng này hơn.

5. Câu hỏi thường gặp về viêm ruột thừa

5.1 Nguyên nhân gây bệnh

Viêm ruột thừa có thể do sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng trong hệ tiêu hóa. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi phân gây tắc nghẽn lỗ mở của ruột thừa.

5.2 Viêm ruột thừa có tự khỏi không?

Trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu mọi người có cảm giác mình bị viêm ruột thừa, dù cơn đau đã dịu đi, đừng quên đến bác sĩ kiểm tra.

5.3 Diễn tiến của bệnh

Các dấu hiệu viêm ruột thừa thường bắt đầu xuất hiện trong 24 giờ đầu và diễn biến rất nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ trong khoảng 48-72 giờ.

5.4 Làm thế nào để kiểm tra viêm ruột thừa tại nhà?

Nếu mọi người cảm thấy cơn đau bụng trở nên nghiêm trọng hơn khi nằm nghiêng sang bên trái và duỗi thẳng chân phải hoặc khi co và xoay hông phải, có khả năng cao bản thân bị viêm ruột thừa.

5.5 Thực phẩm nào có thể gây bệnh?

Một số trường hợp hiếm hoi, bệnh có thể xảy ra do hạt hoặc các loại hạt không tiêu hóa được gây ra. Chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh này.

Xem thêm: Tổng quan về viêm ruột thừa (P1)

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd

Chia sẻ