Viêm khớp vẩy nến ở trẻ vị thành niên: Nguyên nhân, điều trị

Mục lục

Viêm khớp vẩy nến ở trẻ vị thành niên hiện nay vẫn chưa được các nghiên cứu xác định rõ nguyên nhân nhưng bệnh gây đau, sưng và đỏ khớp, đặc biệt là ở ngón tay và ngón chân. TÌnh trạng này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Viêm khớp vẩy nến ở trẻ vị thành niên là gì?

Viêm khớp vảy nến là một bệnh kết hợp các triệu chứng của viêm khớpbệnh vảy nến. Bệnh gây đau và sưng khớp, đồng thời xuất hiện các vết loét đỏ có vảy trên da. Đây là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn các bộ phận của cơ thể như các yếu tố xâm nhập và tấn công chính mình.

Khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm, cơ thể sản xuất tế bào da với tốc độ nhanh hơn bình thường, dẫn đến việc tích tụ các tế bào da trên bề mặt, tạo thành các mảng vảy. Đồng thời, hệ miễn dịch cũng có thể tấn công các khớp, gây đau, sưng và cứng khớp.

Viêm khớp vảy nến thường gặp ở người trưởng thành, từ 30 đến 50 tuổi nhưng trẻ em cũng có thể mắc bệnh. Ước tính có khoảng 1 trên 33.000 trẻ em bị viêm khớp vảy nến, mặc dù con số thực tế có thể cao hơn do bệnh đôi khi bị chẩn đoán nhầm.

Viêm khớp vảy nến ở trẻ em được xem là một dạng của viêm khớp tự phát ở trẻ vị thành niên (JIA), là loại viêm khớp phổ biến nhất ở trẻ em. Hiện tại, các bác sĩ vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh.

2. Triệu chứng viêm khớp vảy nến  

Các triệu chứng của viêm khớp vảy nến ở trẻ tương tự như người lớn, bao gồm:

  • Các khớp sưng, đỏ và đau, đặc biệt là ở ngón tay và ngón chân.
  • Cứng khớp vào buổi sáng.
  • Sưng tấy ở tay khiến ngón tay, ngón chân trông giống xúc xích.
  • Phát ban đỏ, ngứa và có vảy ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu, mặt và mông.
  • Khớp bị biến dạng do sưng tấy.
  • Móng tay bị rỗ.
  • Mệt mỏi.
  • Mắt đỏ, khó chịu.

Đôi khi, các triệu chứng viêm khớp vảy nến ảnh hưởng đến một bên của cơ thể ở trẻ nhiều hơn bên kia.

3. Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân tại sao hệ thống miễn dịch lại tấn công khớp và da. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh có liên quan đến cả yếu tố di truyền và môi trường ở.

Trẻ em mắc viêm khớp vảy nến thường có người thân trong gia đình cũng mắc bệnh này.

4. Ai có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vảy nến ở trẻ vị thành niên?

Hầu hết trẻ em mắc viêm khớp vảy nến ở trẻ vị thành niên trong khoảng từ 6 đến 10 tuổi. Cả bé trai và bé gái đều có thể mắc bệnh này, dù bệnh phổ biến hơn ở bé gái. Nếu có cha mẹ, anh chị em hoặc người thân bị viêm khớp vảy nến, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. 

Độ tuổi từ 6 đến 10 là khoảng thời gian mà hầu hết trẻ em mắc bệnh.
Độ tuổi từ 6 đến 10 là khoảng thời gian mà hầu hết trẻ em mắc bệnh.

Tổn thương khớp ở độ tuổi còn nhỏ có thể dẫn đến các vấn đề về tăng trưởng lâu dài. Trẻ em bị viêm khớp vảy nến ở tuổi vị thành niên có thể gặp phải các tình trạng như:

  • Xương ngắn hơn bình thường.
  • Tăng trưởng chậm.
  • Hàm có vấn đề khiến việc đánh răng trở nên khó khăn.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp và loãng xương khi về già.

Viêm khớp vảy nến cũng ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, gây sưng màng quanh tim hoặc phổi, và sưng mắt (viêm màng bồ đào). Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi điều trị sớm để ngăn ngừa những biến chứng này.

5. Làm thế nào được chẩn đoán viêm khớp vẩy nến thiếu niên?

Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của trẻ và tiền sử bệnh của gia đình.

Để chẩn đoán viêm khớp vẩy nến ở trẻ vị thành niên, các bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu sau:

  • Ngón tay hoặc ngón chân trông giống như xúc xích.
  • Hốc trên móng tay.
  • Phát ban bệnh vẩy nến.
  • Có người thân bị bệnh vẩy nến.

Hiện tại, chưa có xét nghiệm nào có thể xác nhận chắc chắn rằng con trẻ bị viêm khớp vẩy nến.

Những xét nghiệm sau có thể giúp bác sĩ loại trừ các bệnh khác có triệu chứng tương tự:

  • Xét nghiệm máu kháng thể: Kháng thể kháng nhân (ANA) và các xét nghiệm tự kháng thể khác cho thấy dấu hiệu phản ứng của hệ miễn dịch.
  • Xét nghiệm axit uric: Axit uric là một chất hóa học mà cơ thể tạo ra khi phân hủy các loại thực phẩm chứa hợp chất hữu cơ gọi là purin. Người bị viêm khớp vảy nến đôi khi có nồng độ axit uric cao.
  • Chụp X-quang: Xét nghiệm này sử dụng một lượng nhỏ bức xạ để tạo ra hình ảnh của xương và khớp, cho thấy tổn thương do viêm khớp gây ra.
  • MRI: Xét nghiệm này sử dụng nam châm và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể, cho thấy tổn thương ở xương và khớp cũng như những thay đổi ở mô mềm không xuất hiện trên X-quang.
  • Khám mắt: Xét nghiệm mắt tìm kiếm tình trạng viêm gọi là viêm màng bồ đào. 
Xét nghiệm máu giúp bác sĩ loại trừ các loại bệnh có triệu chứng tương tự.
Xét nghiệm máu giúp bác sĩ loại trừ các loại bệnh có triệu chứng tương tự.

6. Viêm khớp vẩy nến được điều trị như thế nào?

Khi mắc viêm khớp vẩy nến ở trẻ vị thành niên, trẻ cần đến gặp:

  • Bác sĩ nhi khoa.
  • Bác sĩ chuyên điều trị bệnh khớp ở trẻ em (bác sĩ thấp khớp nhi).
  • Bác sĩ nhãn khoa.

Mục tiêu của điều trị là giảm sưng khớp và ngăn ngừa tổn thương thêm. Quá trình điều trị phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Kế hoạch điều trị cho bệnh viêm khớp vẩy nến ở trẻ bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid như aspirin (Ecotrin) và ibuprofen (Motrin) để giảm sưng và giảm đau.
  • Bổ sung canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe.
  • Vật lý trị liệu và tập thể dục để tăng cường các khớp, giữ cho khớp linh hoạt.
  • Liệu pháp nghề nghiệp để giúp trẻ thực hiện các công việc hàng ngày dễ dàng hơn.
  • Thủy trị liệu hoặc tập thể dục trong hồ nước ấm để nới lỏng các khớp.
  • Nẹp để giữ khớp ở đúng vị trí và ngăn ngừa đau.

Nếu những phương pháp điều trị này không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc mạnh hơn, chẳng hạn như:

  • Thuốc steroid: Được tiêm vào các khớp bị ảnh hưởng để giảm sưng.
  • Thuốc sinh học: Như infliximab (Remicade) hoặc golimumab (Simponi), làm chậm hoặc ngừng tổn thương khớp. 
Người bệnh viêm khớp vẩy nến ở trẻ vị thành niên có thể sử dụng thuốc để hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh.
Người bệnh viêm khớp vẩy nến ở trẻ vị thành niên có thể sử dụng thuốc để hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh.

7. Tiên lượng bệnh viêm khớp vẩy nến ở trẻ  

Trẻ em được điều trị sớm có thể thuyên giảm, có nghĩa là mặc dù vẫn mắc viêm khớp vảy nến nhưng không biểu hiện triệu chứng, vật lý trị liệu có thể giảm tác động của bệnh đến cuộc sống hàng ngày của trẻ.

Ngược lại, những trẻ không được điều trị sớm có thể bị tổn thương nhiều khớp, tăng nguy cơ bị khuyết tật. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ