Các loại vắc xin cho trẻ từ 7-10 tuổi theo khuyến cáo của CDC (Mỹ)

Trong giai đoạn tiểu học từ 7 - 10 tuổi, trẻ nên tiếp tục được tiêm vắc xin cúm mỗi năm. Nếu chưa tiêm đầy đủ theo bảng lịch tiêm chủng cho trẻ từ 6 tuổi trở về trước, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo tiêm bổ sung cho con em các loại vắc xin thích hợp.

1. Lịch tiêm phòng cho bé 7 tuổi đến 10 tuổi

1.1. Vắc xin Cúm

Vắc-xin cúm bảo vệ trẻ chống lại bệnh cúm lây lan trong không khí hoặc thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Các biểu hiện của cúm bao gồm:

  • Sốt;
  • Đau cơ;
  • Đau họng;
  • Ho;
  • Mệt mỏi.

Bệnh cúm diễn tiến nặng có thể dẫn đến nguy cơ viêm phổi ở trẻ do nhiễm trùng, do đó trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đều nên chủng ngừa cúm hàng năm.

1.2. Vắc xin HPV

Human Papillomavirus - HPV là một loại virus phổ biến, thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên cho đến dưới 26 tuổi. Theo thống kê, có khoảng 14 triệu người bị nhiễm virus HPV mỗi năm. Nhiễm trùng HPV ở nữ giới có thể gây ung thư cổ tử cung và bộ phận sinh dục hoặc ung thư dương vật ở nam giới. HPV cũng có nguy cơ gây ung thư hậu môn, ung thư vòm họng và hình thành mụn cóc sinh dục ở cả nam lẫn nữ.

Mặc dù 2 liều vắc xin HPV thường được khuyến nghị cho trẻ em từ 11 - 12 tuổi, tuy nhiên có thể thêm vắc xin HPV vào bảng lịch tiêm chủng cho trẻ sớm nhất từ lúc 9 tuổi nhằm giúp bảo vệ cả bé gái lẫn bé trai khỏi bị nhiễm virus và nguy cơ hình thành khối u hay ung thư do virus HPV gây ra.

Tiêm phòng HPV
Vắc xin HPV có thể tiêm sớm nhất vào lúc trẻ 9 tuổi

2. Lịch tiêm chủng cho trẻ 10 tuổi trở xuống

Nếu con bạn đã thực hiện đầy đủ bảng lịch tiêm chủng cho trẻ từ 6 tuổi trở về trước thì không cần phải bổ sung thêm liều trong những năm này. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ chưa tiêm một hoặc nhiều loại vắc xin dưới đây, phụ huynh nên trình bày với bác sĩ để đảm bảo cho con em có thể tiêm bổ sung khi còn trong giai đoạn thích hợp. Đó là những vắc xin giúp bảo vệ trẻ chống lại các bệnh như:

Uốn ván, bạch hầu và ho gà (Tdap):

Vắc-xin kết hợp DTaP giúp phòng cả 3 bệnh uốn ván, bạch hầuho gà.

Bệnh uốn ván có thể phơi nhiễm qua vết cắt trên da, gây ra các triệu chứng như cứng ở cổ và cơ bụng, khó nuốt, co thắt cơ và sốt. Nếu không điều trị kịp thời uốn ván có nguy cơ làm cho xương gãy, gây khó thở và đe dọa đến tính mạng bệnh nhi.

Trong khi đó, bạch hầuho gà cùng lây truyền qua đường không khí hoặc qua tiếp xúc trực tiếp. Triệu chứng của bạch hầu là đau họng, sốt nhẹ, cơ thể yếu ớt và sưng hạch ở cổ. Biến chứng có thể dẫn đến sưng cơ tim, suy tim, hôn mê, tê liệt và tử vong.

Ho nặng, sổ mũi, ngừng thở ở trẻ sơ sinh là các triệu chứng thường gặp của bệnh ho gà, nếu không kiểm soát tốt bệnh có nguy cơ gây viêm và nhiễm trùng ở phổi, thậm chí là tử vong.

Viêm gan A (HepA):

Vắc-xin HepA có tác dụng đề phòng viêm gan A - căn bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, hoặc sử dụng thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Triệu chứng của viêm gan A có thể là sốt, đau dạ dày, chán ăn, mệt mỏi, nôn mửa, vàng da và mắt, nước tiểu sẫm màu, hay đôi khi không có bất kỳ biểu hiện nào. Biến chứng của bệnh bao gồm suy gan, đau khớp, rối loạn chức năng thận, tụy và máu.

Viêm gan B (HepB):

Vắc xin HepB bảo vệ cơ thể chống lại viêm gan B, có thể lây lan qua tiếp xúc với máu hoặc chất dịch của người bệnh. Bệnh đôi khi không có triệu chứng, nếu có thường bao gồm: sốt, nhức đầu, cơ thể yếu ớt, đau khớp, gây nôn, vàng da và mắt. Viêm gan B giai đoạn cuối sẽ dẫn đến nhiễm trùng gan mãn tính, suy gan hoặc ung thư gan.

Thế nào là phơi nhiễm viêm gan B?
Vắc xin HepB bảo vệ cơ thể chống lại viêm gan B

Bệnh bại liệt (IPV):

Vắc-xin IPV có tác dụng ngăn ngừa bệnh bại liệt. Ba con đường lây lan của bại liệt bao gồm: trong không khí, tiếp xúc trực tiếp, hoặc qua đường miệng. Mặc dù bại liệt thường không có triệu chứng, nếu có chỉ đơn giản là đau họng, sốt, buồn nôn, và nhức đầu; tuy nhiên biến chứng của bệnh lại rất nghiêm trọng, có thể khiến trẻ bị liệt hoặc thậm chí là tử vong.

Sởi, quai bị, rubella (MMR):

Vắc xin kết hợp MMR giúp giảm thiểu nguy cơ mắc 3 bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ là sởi, quai bị và rubella. Con đường lây truyền của cả 3 căn bệnh này đều là từ trong không khí hoặc qua tiếp xúc trực tiếp.

Bệnh sởi có các triệu chứng điển hình như: sốt kèm phát ban, ho, chảy nước mũi và đỏ mắt. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến biến chứng viêm sưng não, viêm và nhiễm trùng phổi, thậm chí là tử vong.

Trong khi đó, bệnh quai bị được nhận diện qua một số triệu chứng như: sưng tuyến nước bọt dưới hàm, sốt, nhức đầu, mệt mỏi và đau cơ. Quai bị diễn tiến nặng có nguy cơ gây viêm màng não - tình trạng nhiễm trùng xung quanh não và tủy sống, viêm sưng não, viêm tinh hoàn hoặc buồng trứng, và mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Triệu chứng thường gặp của bệnh rubella bao gồm phát ban, sốt và sưng hạch bạch huyết. Bệnh này rất nguy hiểm nếu phụ nữ mang thai mắc phải vì có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non, hoặc dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Thủy đậu / trái rạ (varicella):

Vắc xin varicella bảo vệ trẻ chống lại bệnh thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, lây truyền trong không khí hoặc qua tiếp xúc trực tiếp. Các triệu chứng điển hình của thủy đậu bao gồm: phát ban và nổi mụn nước, mệt mỏi, nhức đầu kèm theo sốt. Nếu bệnh diễn tiến xấu, có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng các mụn nước trên da toàn thân, rối loạn chảy máu, viêm sưng não, hoặc viêm và nhiễm trùng phổi.

Trong những lần đưa trẻ đi khám bệnh hoặc khi kiểm tra sức khỏe và thể chất hàng năm ở trường, phụ huynh nên mang theo bảng lịch tiêm chủng cho trẻ đã từng sử dụng từ khi sinh đến nay để tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuân thủ đúng lịch tiêm phòng cho bé 7 tuổi đến 10 tuổi theo khuyến cáo là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bé, giúp cọn tránh khỏi những căn bệnh thường gặp và phát triển toàn diện.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sử dụng nguồn vắc xin chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng, phù hợp với từng độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi đưa vào sử dụng.

Để được tư vấn trực tiếp hoặc đặt lịch hẹn tiêm phòng cho con tại Vinmec, cha mẹ vui lòng đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc liên hệ theo HOTLINE:

  • Vinmec Times City - Hà Nội: 024 3974 3556
  • Vinmec Hạ Long : 0203 3828 188
  • Vinmec Hải Phòng : 0225 730 9888
  • Vinmec Đà Nẵng : 0236 3711 111
  • Vinmec Nha Trang : 0258 3900 168
  • Vinmec Central Park - Tp. Hồ Chí Minh : 028 3622 1166
  • Vinmec Phú Quốc : 0297 398 5588
  • Phòng khám Vinmec Royal City - Hà Nội: 024 3975 6887
  • Phòng khám Vinmec Sài Gòn - (028) 3520 3366
  • Phòng khám Vinmec Gardenia - Hà Nội: 024 3975 6788
  • Phòng khám Vinmec Metropolis - Hà Nội: 024 3975 6886

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: cdc.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

28.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan