Vi khuẩn kháng kháng sinh bằng cách nào?

Hiện nay, tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh đang ngày càng gia tăng, đây là vấn đề cấp bách, đe dọa sức khỏe của cả cộng đồng. Do đó, mỗi người dân cần tự nâng cao hiểu biết của mình để hạn chế sự gia tăng tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh. Hãy cùng nhau tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi vi khuẩn kháng kháng sinh bằng cách nào?

1. Tại sao vi khuẩn lại kháng được kháng sinh?

Vi khuẩn là những sinh vật sống rất nhỏ, có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, hầu hết các vi khuẩn đều vô hại, thậm chí chúng còn đem lại những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, có một số vi khuẩn lại gây hại cho cả cây trồng, động vật và con người. Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nên được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng và các bệnh do vi khuẩn gây ra, bên cạnh đó, một số loại vi khuẩn tìm mọi cách để tồn tại và nhân lên.

Một số vi khuẩn vốn có khả năng đề kháng với một số loại kháng sinh gọi là đề kháng tự nhiên. Ví dụ, benzyl penicillin có rất ít ảnh hưởng đến hầu hết các sinh vật được tìm thấy trong hệ tiêu hóa của con người (ruột).

Một số vi khuẩn đã phát triển khả năng đề kháng với các loại thuốc kháng sinh từng được sử dụng phổ biến để điều trị chúng gọi là đề kháng thu được. Ví dụ, Staphylococcus aureus (hay còn được biết đến với tên gọi là 'tụ cầu vàng' hoặc MRSA) và Neisseria gonorrhoeae (nguyên nhân gây bệnh lậu) hiện nay gần như luôn đề kháng với benzyl penicillin. Trước đây, những bệnh nhiễm trùng này thường được kiểm soát bằng penicillin.

XEM THÊM: Kháng sinh và vi khuẩn: Những điều cần biết

Dùng thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến thai nhi
Một số vi khuẩn có khả năng đề kháng lại thuốc kháng sinh

2. Vi khuẩn kháng kháng sinh có những dạng nào?

Vi khuẩn kháng kháng sinh có những dạng sau đây:

2.1 Đề kháng giả

Đề kháng giả không do nguồn gốc di truyền mà do một trong ba yếu tố hoặc có thể kết hợp hai hay thậm chí cả ba yếu tố kháng sinh - người bệnh - vi khuẩn.

  • Do kháng sinh: Do lựa chọn kháng sinh không đúng để điều trị tác nhân gây bệnh, cách sử dụng không phù hợp về liều lượng, đường dùng, thời gian giữa các lần dùng thuốc, hoặc sử dụng kháng sinh có chất lượng không tốt.
  • Do người bệnh: Hệ miễn dịch không tốt hoặc kháng sinh bị hạn chế khuếch tán vào ổ nhiễm khuẩn.
  • Do vi khuẩn: Vì vi khuẩn đang ở trạng thái không hoạt động, nên không bị kháng sinh tác dụng. Ví dụ: trực khuẩn lao nằm ở trong các “hang” lao.
Hình 3: Bạch cầu ái toan có vai trò rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch
Hệ miễn dịch của người bệnh không tốt gây ra hiện tượng đề kháng giả

2.2 Đề kháng tự nhiên

Đề kháng tự nhiên là đề kháng thật do một số loài vi khuẩn vốn không chịu tác dụng của một số kháng sinh nhất định. Ví dụ penicilin G không tác động lên Pseudomonas aeruginosa.

2.3 Đề kháng thu được

Đề kháng thu được cũng là một kiểu đề kháng thật nhưng do một biến cố di truyền là đột biến hoặc nhận được gen đề kháng, nghĩa là đang nhạy cảm thành có khả năng đề kháng kháng sinh. Các gen này có thể nằm trên một, một vài hoặc tất cả các yếu tố di truyền của vi khuẩn gồm nhiễm sắc thể, plasmid và transposon.

XEM THÊM: Kháng sinh đồ - giải pháp giảm thiểu đề kháng kháng sinh

3. Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh theo cơ chế?

Để tồn tại, vi khuẩn kháng kháng sinh theo các cơ chế rất đa dạng dựa vào các gen đề kháng, được gọi chung là cơ chế kháng thuốc, bao gồm:

3.1 Làm giảm tính thấm thuốc

Vi khuẩn kháng kháng sinh bằng cách làm của giảm tính thấm thuốc vách hoặc màng ngoài và màng bào tương nên kháng sinh không thấm được vào tế bào vi khuẩn. Cách khác đó là tăng hoạt động của hệ thống bơm (efflux) đẩy kháng sinh ra khỏi tế bào.

Thuốc kháng sinh
Làm giảm tính thấm thuốc là một cách khiến vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh

3.2 Thay đổi đích tác động

Đích tác dụng hay còn gọi là Receptor hoặc thụ thể gắn thuốc là cách thuốc gắn vào để gây ra tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Từ đó, vi khuẩn kháng kháng sinh bằng cách biến đổi các thụ thể gắn thuốc nên kháng sinh không gắn được vào đích để phát huy tác dụng. Ví dụ, vi khuẩn kháng kháng sinh bằng cách thay đổi ribosom là vị trí gắn thuốc của kháng sinh, streptomycin, erythromycin.

3.3 Thay đổi con đường trao đổi chất

Với những khác sinh tấn công vào con đường trao đổi chất của vi khuẩn khiến chúng không thể phát triển và nhân lên, vi khuẩn kháng kháng sinh bằng cách tạo ra enzyme đối lập còn gọi là isoenzyme, phá vỡ ái lực kháng sinh với vi khuẩn, làm mất tác dụng của thuốc.

Ví dụ, sulfamid, trimethoprim có khả năng kiềm khuẩn bằng cách ngăn cản tổng hợp acid folic của vi khuẩn. Vi khuẩn tạo ra ra isoenzyme chống lại tác dụng của kháng sinh.

isoenzyme
Vi khuẩn tạo ra isoenzyme làm giảm đi tác dụng của thuốc kháng sinh

3.4 Tạo ra enzym để biến đổi cấu trúc phân tử kháng sinh

Một số vi khuẩn đề kháng kháng sinh bằng cách tạo ra các enzym để biến đổi cấu trúc phân tử kháng sinh, từ đó làm phân hủy hoặc bất hoạt tác dụng của thuốc. Ví dụ, vi khuẩn tiết các Ophosphotransferase, N-acetyltransferase làm biến đổi phân tử kháng sinh aminoglycosid hoặc tiết enzym beta-lactamase làm bất hoạt các kháng sinh nhóm beta-lactam.

Thông thường, một vi khuẩn kháng kháng sinh không do một chế chế riêng rẽ nêu trên mà thường phối hợp đồng thời cùng lúc nhiều cơ chế khác nhau. Bên cạnh đó, vi khuẩn kháng kháng sinh này có thể gây ra sự đề kháng với thuốc kháng sinh khác cùng nhóm hoặc có cấu trúc tương tự, gọi là đề kháng chéo.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: .cdc.gov, who.int/

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan