Viêm loét đại tràng và viêm túi thừa khác biệt như thế nào?

Mục lục

Viêm loét đại tràng và viêm túi thừa đều là các vấn đề do rối loạn tiêu hóa gây ra. Cả hai đều có một số triệu chứng tương tự nhau, nhưng lại có phương pháp điều trị khác nhau. Hãy theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về hai tình trạng này.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Sự khác biệt giữa viêm loét đại tràng và viêm túi thừa khác nhau như thế nào?

Mặc dù viêm loét đại tràngviêm túi thừa đều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nhưng cả hai có nguyên nhân và triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa hai tình trạng bệnh.

1.1. Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là một dạng bệnh viêm ruột (IBD), gây viêm và loét ở đại tràng. Đây là bệnh mãn tính và thường kéo dài suốt đời, nhưng có thể kiểm soát bằng các phương pháp điều trị phù hợp.

Một số nguyên nhân gây bệnh bao gồm:

  • Di truyền: Các gen từ gia đình có tiền sử viêm loét đại tràng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Phản ứng miễn dịch bất thường: Hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô ruột, dẫn đến viêm.
  • Mất cân bằng vi sinh vật đường ruột: Sự thay đổi vi khuẩn, virus, hoặc nấm trong ruột có thể kích hoạt bệnh.
  • Yếu tố môi trường: Chế độ ăn uống, nhiễm trùng và các yếu tố môi trường khác góp phần làm tăng nguy cơ.

Các triệu chứng của viêm loét đại tràng có thể khác biệt đáng kể giữa mỗi người. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Xuất hiện máu trong phân
  • Giảm cảm giác ngon miệng
  • Sụt cân
  • Cảm giác mệt mỏi
  • Suy dinh dưỡng
  • Suy giảm tăng trưởng (ở trẻ em) 
Viêm loét đại tràng gây ra triệu chứng đau bụng.
Viêm loét đại tràng gây ra triệu chứng đau bụng.

1.2. Viêm túi thừa

Viêm túi thừa là tình trạng các túi nhỏ hình thành trong lớp niêm mạc của đại tràng (ruột già) bị viêm hoặc nhiễm trùng, gây viêm túi thừa. Mặc dù không có nguyên nhân cụ thể, nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Ngoài ra, các yếu tố như chế độ ăn ít chất xơ, béo phì và lối sống ít vận động cũng góp phần làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Một số yếu tố khác cũng có thể tăng nguy cơ phát triển viêm túi thừa, bao gồm:

  • Lịch sử gia đình có viêm túi thừa
  • Tiêu thụ nhiều thịt đỏ
  • Hút thuốc
  • Suy giảm chức năng miễn dịch
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và steroid. 
Hút thuốc thường xuyên là yếu tố dẫn đến viêm túi thừa.
Hút thuốc thường xuyên là yếu tố dẫn đến viêm túi thừa.

Các triệu chứng của viêm túi thừa chủ yếu liên quan đến hệ tiêu hóa và có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Đau bụng, thường nằm ở phía bên trái
  • Chướng bụng
  • Táo bón
  • Phân lỏng hoặc tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Sốt
  • Ớn lạnh

2. Chẩn đoán viêm loét đại tràng hoặc viêm túi thừa

viêm loét đại tràng và viêm túi thừa đều có triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa và đôi khi giống nhau, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác cũng như điều trị đúng cách.

Các bài kiểm tra chẩn đoán được sử dụng thường tương tự nhau, bao gồm:

Nếu nghi ngờ viêm túi thừa, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các bài kiểm tra hình ảnh như CT scan, MRI hoặc siêu âm để chẩn đoán và đánh giá mức độ viêm.

Đối với viêm loét đại tràng, nội soi đại trực tràng linh hoạt là phương pháp chính để kiểm tra niêm mạc đại tràng và trực tràng. Ngoài ra, việc lấy mẫu mô (sinh thiết) từ đại tràng để xét nghiệm cũng thường được thực hiện để xác nhận chẩn đoán.

3. Điểm khác nhau giữa phương pháp điều trị viêm loét đại tràng và viêm túi thừa

Kế hoạch điều trị và thời gian điều trị cho viêm loét đại tràng với viêm túi thừa thường khác biệt đáng kể. Do đó, việc đạt được một chẩn đoán chính xác là rất quan trọng để đảm bảo rằng kế hoạch điều trị được điều chỉnh một cách cụ thể cho tình trạng bệnh đúng đắn.

3.1. Phương pháp điều trị viêm loét đại tràng

Điều trị viêm loét đại tràng thường kết hợp giữa thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống, với phẫu thuật chỉ được xem xét khi các phương pháp khác không hiệu quả.

Các loại thuốc thường được kê đơn bao gồm:

  • Aminosalicylates: Dành cho viêm loét đại tràng nhẹ đến vừa, giúp giảm viêm.
  • Corticosteroids: Sử dụng ngắn hạn khi aminosalicylates không hiệu quả.
  • Immunosuppressants: Giảm phản ứng miễn dịch ở bệnh nhân viêm loét đại tràng mức độ vừa đến nặng.
  • Biologics: Nhắm vào protein gây viêm, dành cho bệnh nặng hoặc khó kiểm soát.

Phẫu thuật thường là lựa chọn cuối cùng, được áp dụng khi bệnh không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc có biến chứng nghiêm trọng. 

Có sự khác nhau trong việc sử dụng thuốc điều trị viêm loét đại tràng và viêm túi thừa.
Có sự khác nhau trong việc sử dụng thuốc điều trị viêm loét đại tràng và viêm túi thừa.

3.2. Phương pháp điều trị viêm túi thừa

Theo truyền thống, viêm túi thừa thường được điều trị bằng kháng sinh kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn như tăng cường chất xơ hoặc bổ sung chất xơ. Tuy nhiên, hiện nay, các chuyên gia khuyến nghị chỉ sử dụng kháng sinh trong các trường hợp nghiêm trọng.

Trong một số tình huống, thuốc chống viêm có thể được kê để giảm viêm và thuốc giảm đau được sử dụng để làm giảm đau khi nhiễm trùng đã được kiểm soát.

4. Viêm loét đại tràng hay viêm túi thừa nghiêm trọng hơn

Viêm loét đại tràng và viêm túi thừa có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh nhân hồi phục sau một cơn viêm túi thừa cấp tính còn viêm loét đại tràng thường yêu cầu điều trị suốt đời.

Nếu không được điều trị đúng cách, viêm loét đại tràng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng ruột già, viêm đại tràng tối cấp, phình đại tràng nhiễm độc và mất nước nặng.

Điều trị viêm loét đại tràng thường mang lại hiệu quả tốt, giúp bệnh nhân đạt được giai đoạn không triệu chứng kéo dài. Tuy nhiên, người mắc viêm loét đại tràng có nguy cơ phát triển ung thư đại tràng cao hơn, đặc biệt nếu bệnh bắt đầu từ sớm, ở mức độ nặng hoặc ảnh hưởng đến phần lớn đại tràng. Việc tầm soát định kỳ là rất quan trọng để giảm nguy cơ này.

5. Có thể mắc cả viêm loét đại tràng và viêm túi thừa?

Viêm loét đại tràng cùng với viêm túi thừa có thể xuất hiện đồng thời nhưng tình trạng này được coi là một hiện tượng hiếm gặp.

Khi bệnh nhân có triệu chứng liên quan đến viêm túi thừa hoặc viêm loét đại tràng, việc chẩn đoán chính xác là rất quan trọng. Điều này giúp phân biệt hai bệnh hoặc xác định khả năng cả hai xuất hiện đồng thời, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Viêm loét đại tràng và viêm túi thừa đều là các rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, cả hai đều là các tình trạng khác nhau với chẩn đoán và phương pháp điều trị riêng biệt. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng liên quan đến bất kỳ trong hai tình trạng này nên đến bác sĩ để được kiểm tra chính xác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ